Aug 21, 2008

Chuyên đề: Game online và những chiêu thức marketing (4)


Kỳ 4: “Miễn phí giờ chơi” – Cách marketing hiệu quả.

1. “Lách luật hợp pháp”

Sau khi qui định về việc giới hạn 5 giờ chơi được công bố thì các nhà phát hành và những game thủ cũng đã tự mình “lách luật hợp pháp” để vẫn có thể có được điều mình muốn.

Auditions giới hạn một ngày chỉ được chơi 5 tiếng, sau đó không được điểm kinh nghiệm nữa, nhưng chỉ cần tài khoản out ra rồi vào lại, hoặc đổi máy cho nhau thì thời gian lại được tính lại là vừa bắt đầu chơi và vẫn được tính điểm kinh nghiệm bình thường.


Võ Lâm Truyền Kỳ sau 5 giờ chơi gamer vẫn hoàn toàn có thể tiếp xúc với các NPC để đi làm nhiệm vụ liên hoàn kiếm điểm kinh nghiệm, danh vọng hoặc chơi để kiếm đồ trang bị cho nhân vật. "Công thành", "Chiến trường Tống Kim” cũng hoàn toàn có thể tiến hành bình thường sau 5 giờ liên tục mỗi ngày.

Tương tự, Phong thần, một game khác của VinaGame cũng có các nhiệm vụ liên hoàn như nhiệm vụ "thám quân" hoặc nhiệm vụ "vận chuyển" để nhận tiền hoặc kinh nghiệm một cách bình thường, kể cả khi người chơi đã chơi liên tục hơn 5 giờ. Nhà cung cấp thậm chí còn bán các loại hàng hóa cho người chơi mua bằng Kim nguyên bảo để có thể làm nhiều lần các nhiệm vụ này trong ngày.

Các game thủ của những game khác như "Thiên Long Bát Bộ" vẫn có thể chơi có thể chơi 24/24, "Con đường tơ lụa" thì cho phép chơi 6 tiếng… Điều đó cho thấy việc quản lý giờ chơi đã không còn hiệu quả, các nhà phát hành và game thủ đã biết cách để “lách” và tìm cách chơi của riêng mình. Với tình hình trên, các game online thay vì tính phí theo giờ chơi như trước kia thì ngày nay đang được dần trở thành “miễn phí vĩnh viễn”.

2. Từ miễn phí vĩnh viễn

Việc chơi game miễn phí đã trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường game online hiện nay. Điều này đã tạo hiệu ứng marketing rất cao và tâm lý dẫn dụ gamer vào trò chơi. Hiệp khách giang hồ của Asiasoft ngay từ lúc cho ra mắt game thủ đã sử dụng phương án kinh doanh miễn phí người chơi và kiếm doanh thu nhờ bán đồ trong game. Audition của VTC và Con đường tơ lụa của Net2e thuộc VDC cũng đi theo hướng kinh doanh này.

Game thủ được lợi rất nhiều, không phải lo nộp phí hàng tháng nữa. Số tiền này có thể dành để mua đồ tiết kiệm thời gian. Ưu điểm của phương án này là trao nhiều quyền cho người chơi bằng cách tự do chơi game mà không kèm theo điều kiện nào. Khi chuyển sang cách kinh doanh mới “miễn phí giờ chơi”, số lượng game thủ tham gia chơi sẽ tăng lên, doanh thu lại giảm. Nhưng bù lại số người chơi tăng sẽ là nguồn khách hàng tiềm tàng cho việc bán đồ trong game. Đây đang là xu hướng tất yếu trên thị trường game online trong thời gian gần đây.

3. Đến được “trả lương” khi chơi game

Không dừng lại là điểm dừng là miễn phí giờ chơi, các nhà phát hành bây giờ còn đưa thông điệp là còn hơn cả miễn phí giờ chơi. Bao giờ mới chạm đến được đỉnh điểm của miễn phí giờ chơi? Thông tin quảng bá ấn tượng như thế chúng ta có thể thấy được thông qua sự ra mắt ở các game sắp phát hành thị trường gần đây.
Nếu tinh ý chúng ta thấy thời đại ngày nay sống sao đỗi quá khác xa với các cách marketing xưa cũ. Ngày xưa khi sử dụng một dịch vụ nào chúng ta phải trả tiền cho nó còn ngày nay để một người sử dụng dịch vụ của nhà phát hành thì nhà phát hành phải trả tiền cho người sử dụng. Nghe có vẻ nghịch lý nhưng đó là sự thật và là xu hướng đang dần phổ biến.

Có thể thấy mô hình này qua cách tặng phí thuê bao điện thoại khi đã nhận được cuộc gọi trong tháng hay mới nhất đây chính là sản phẩm Chinh Đồ của VinaGame với sự kiện phát lương người chơi. Đây có thể được xem là một hình thức biến tướng của nghệ thuật Marketing chăng? Hướng kinh doanh mới này là vũ khí lợi hại góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử nói chung và thị trường game online nói riêng.

Thanh Thúy (Bài đăng trên Game360.vn)

No comments:

Post a Comment