Dec 9, 2010

Thiết kế Email Marketing Checklist

Email Marketing Check list cơ bản:

1. Bạn có tạo 2 phiên bản Email khác nhau cho chiến dịch Marketing của mình?

Tốt nhất nên tạo 2 phiên bản HTML và Text vì một số ứng dụng có thể không hỗ trợ tốt HTML. Nếu không có phiên bản text thì người đọc sẽ khó có thể đọc được.

2. Bạn có thiết kế cho 5 ứng dụng Email phổ thông nhất?

Theo báo cáo MarketingSherpa 2010 Email Marketing Benchmark Report thì 80% người sử dụng sẽ thuộc về 5 ứng dụng:

Oct 14, 2010

Ngắm Vũng Tàu từ trên cao


Tôi là một kỹ sư làm việc ngoài giàn khoan ở Vũng Tàu. Có lẽ vì thế mà tôi có may mắn được ngắm thành phố biển xinh đẹp theo một góc nhìn khác. Không phải là Vũng Tàu – một thành phố du lịch, chen chúc và vội vã trên những con đường ven biển, những quán café tiếng nhạc át tiếng sóng. Vũng Tàu mà tôi nhìn thấy là con tàu trên biển, chỉ neo lại với đất liền bằng hai cây cầu: Cỏ May và Cửa Lấp. 

Chọn ống kính chụp chân dung


Chụp ảnh chân dung là một trong những ứng dụng nhiếp ảnh phổ biến nhất và đây cũng thường là sự lựa chọn đầu tiên khi muốn sắm một ống kính chuyên dụng. Để chọn được ống kính chụp chân dung tốt nhất, bên cạnh việc tham khảo ý kiến các chuyên gia bạn cũng phải cân nhắc giữa mục tiêu riêng, khả năng và ngân sách của bạn.

Tiêu cự hợp lý

Ca sĩ Khổng Tú Quỳnh – mê mẫn “dế” Nokia

Khổng Tú Quỳnh (nickname là Cô bé Dâu Tây), một ca sĩ thuộc lứa tuổi 9X với chất giọng dễ thương của mình đang thu phục rất nhiều tình cảm từ các bạn trẻ. Thời gian gần đây tần số của Khổng Tú Quỳnh đã phủ dày đặc trên các trang báo, tạp chí tuổi teen, các diễn đàn âm nhạc, nhãn hàng quảng cáo… Điều đáng ngạc nhiên là cho dù chất giọng không hoàn hảo nhưng những ca khúc đầy cảm xúc trong trẻo của Quỳnh vẫn đủ sức thu hút người nghe ở lứa tuổi học trò, và cả người lớn.

Oct 8, 2010

Creative Brief và cách truyền đạt thông tin

Quá trình làm quảng cáo đã dạy cho tôi nhiều bài học quý báu, và một trong số đó là cách truyền đạt thông tin một cách hiệu quả. Bạn sẽ hỏi tôi như thế nào là hiệu quả?

Chúng ta có thể bắt đầu bằng câu chuyện ngắn được trích từ một vở hài kịch để minh hoạ cho phần này.

Sep 30, 2010

5 Steps for Developing a Tag Line for Your Product

A tag line is the one or two line descriptor that often comes after a product logo or company name. It is one of those things that looks simple but isn't. Large companies pay advertising agencies a lot of money to develop tag lines for their companies and brands.

Aug 31, 2010

Phở bò

Nguyên liệu:
Xương ống lợn hoặc bò (hoặc dùng đuôi lợn/bò)
1 miếng bắp bò để làm thịt chín
2 lạng thịt thăn mềm để làm thịt tái
1 ít quế, thảo quả, hồi
Hàng tây, hành hoa, húng bạc hà, chanh, ớt

Aug 29, 2010

Tôm chiên vàng giòn

Cà ri gà kiểu Thái

Cách nấu món cà ri rất nhanh và đơn giản, chúc các bạn thành công nhé 

Thịt ba chỉ kho sả và canh cua mồng tơi

Nguyên liệu:
Thịt lợn ba chỉ: 500g.
Sả: 2 cây.
Sốt ướp thịt cá Cholimex
Tiêu, đường, hạt nêm, nước mắm   
Cua đồng: 200g
Mướp: 1 quả
Mồng tơi: 1 mớ
Rau đay: 1 mớ
Cà pháo: 1 bát con (mua 2000đ)

Trứng cút bọc thịt sốt cà, canh rau dền tía nấu tôm

Nguyên liệu:

- 11 quả trứng cút: 5.500 đ
- 1 lạng tôm : 8.000 đ
- 0.27 lạng thịt nạc xay: 20.000 đ
- 2 quả cà chua: 2000 đ
- Hành lá : 1.000 đ
- Rau dền tía: 3.000 đ
- 0,5 kg chôm chôm nhãn: 10.000 đ

Canh củ sen giò heo mát lành

Củ sen bào vỏ, cắt miếng dày khoảng 7mm (hoặc tùy thích dày hơn, nhưng đừng cắt  mỏng, khi nấu dễ gãy), ngâm vào nước muối loãng.
Giò heo cạo rửa sạch, trụng qua nước sôi cho sạch..

Bữa cơm ngày mưa: Cá chiên sả, canh tôm khoai mỡ và bông cải xanh

Chỉ với tiền chợ là 48000 đồng, mình có thể nấu bữa cơm ngon lành cho cả nhà rồi.

Nguyên liệu:

- 0,28 kg cá cờ : 24000 đ
- 1 lạng tôm : 8000 đ
- 1 củ khoai mỡ: 7000 đ
- 1 bông cải xanh nhỏ : 7000 đ
- 1 cây sả + ớt: 1000 đ
- Hành lá + ngò gai: 1000 đ
- Các nguyên liệu và gia vị khác nhà có sẵn.

Cơm chiên cà chua - giăm bông


Nguyên liệu: 
Cà chua tươi 1 quả
Xốt cà chua (ketchup) 150g
Cơm 1 bát
Giăm bông 50g
Đậu Hà Lan 50g
Trứng 1 quả
Hành tím băm 1 thìa nhỏ
Hạt nêm
Xì dầu
Chút hành xanh thái nhỏ
Rau xà lách trang trí 

Aug 27, 2010

Ragu gà

Nguyên liệu:

• 1 kg gà (có thể nấu nguyên con hay chỉ nấu đùi).
• 300g khoai tây bi.
• 100g cà rốt.
• 1 củ hành tây, 2 tép tỏi (băm nhỏ), 1 cây boa rô (tỏi tây) cắt khúc.
• 5 cái lá thơm (bay leaves).
• 100g cà chua chín đỏ xay nhuyễn, 2 muỗng xúp cà chua hộp (tomato paste)
• Muối, đường, hạt nêm, dầu ăn, bơ lạt.

Trứng cuộn hành thơm phức

Món trứng này tuy đơn giản nhưng ăn rất ngon, thơm phức mùi hành. Bạn có thể làm trứng cuộn cho bữa sáng hoặc cho vào hộp cơm mang theo ăn trưa.

Bò nhúng dấm chấm mắm sả ớt

Nguyên liệu:

Thăn bò, loại thật mềm
1 chai dấm gạo, mắm nêm
Nước dừa (1 quả)
Chuối xanh, khế, dưa chuột, dứa chín
Bún rối, rau xà lách + rau thơm
Tỏi, sả, ớt, bánh tráng

Aug 11, 2010

Chấm điểm điện thoại wi-fi giá tốt Nokia C3

Thiết kế đẹp, kết nối phong phú, đa tính năng và trên hết là mức giá hợp lý, Nokia C3 đang được rất nhiều người tiêu dùng ngóng đợi. Tại thị trường châu Âu, được bán với giá 90 Euro (khoảng 2,5 triệu VNĐ), Nokia C3 là chiếc điện thoại tầm trung duy nhất trong “gia đình Nokia” được trang bị kết nối Wi-Fi. Tại Việt Nam, C3 dự kiến sẽ ra mắt vào trung tuần tháng 7 cũng với mức giá đầy hứa hẹn. Điều này thực sự sẽ khiến các đối thủ cùng phân khúc của Nokia phải dè chừng.

9.5 điểm cho thiết kế

Chiếc điện thoại bóng bẩy này sở hữu vẻ ngoài tuyệt vời với thiết kế mỏng cùng sự phối hợp giữa màu sắc và lớp vỏ kim loại sang trọng đã mang lại một vẻ ngoài khác biệt. Máy có 3 phiên bản màu: Hồng, xanh và vàng đồng. Ấn tượng đầu tiên mà bạn có thể cảm nhận khi cầm trên tay Nokia C3 chính là phảng phất hình ảnh của chiếc Nokia E72/E63 vốn rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Những “điểm cộng” trong thiết kế của E72 được Nokia tiếp tục sử dụng và trang bị trên C3. Mặt khác, đã có một vài cải tiến và thay đổi nhỏ giúp cho chiếc C3 trở nên trẻ trung hơn, thời trang hơn so với chiếc E72 lịch lãm, có phần già cỗi.

Với trọng lượng 114g và số đo 3 vòng là 115.5 x 58.1 x 13.6 mm, C3 có vẻ nhỉnh hơn chiếc BlackBerry Bold một chút nhưng bề ngang hẹp hơn. Màn hình của C3 sáng và có độ tương phản tốt. Màn hình xoay ngang của C3 có kích thước rộng 2,4 inches, phân giải 320 x 240 pixels và 256 nghìn màu. Hiển thị bên trong là những hình nền và icon màu sắc tươi vui, rực rỡ phù hợp với giới trẻ.


Ngay dưới màn hình chính là hệ thống phím tùy chọn và bàn phím QWERTY. C3 không có Trackpad quang học mà sự dụng phím định vị 5 chiều giống E71. Mặt sau đơn giản với một Camera 2 MP không có đèn flash và nắp pin được làm bằng kim loại khá chắc chắn. Nhìn chung, Nokia C3 có một thiết kế hài hòa, vừa đủ để toát lên vẻ tinh tế, sang trọng và cũng vừa đủ để thể hiện sự trẻ trung, hiện đại, phù với tiêu chí khách hàng mà Nokia đã hướng tới.

8 điểm cho tính năng

Với tiêu chí sản phẩm luôn kết nối tới mạng xã hội, Nokia C3 đã cài đặt sẵn các ứng dụng Facebook, Twitter. Ngoài ra máy còn hỗ trợ Yahoo Messenger, Google Talk, Ovi Chat và Windows Live Messenger, truy cập nhanh các tài khoản Gmail, Ovi mail… Các bước thao tác để thiết lập rất đơn giản và dễ dùng. Bạn sẽ mang các trang web theo cùng khi kết nối internet bằng 2G hoặc Wi-Fi. C3 có bộ nhớ trong của 55MB. Bạn có thể mở rộng bộ nhớ ngoài bằng thẻ MicroSD lên đến 8GB.

Máy ảnh trên Nokia C3 đạt phân giải 2MP không có đèn flash. Dù “số chấm” không cao nhưng camera này tích hợp nhiều tùy chọn hữu dụng: Autofocus, tự động hẹn giờ, zoom 4x, ngắm toàn màn hình, công nghệ cân bằng trắng, tông màu và các hiệu ứng. Máy có thể quay video ở độ phân giải 320 x 240 pixel.

Ở tính năng chơi nhạc, âm thanh C3 cho ra rất dễ nghe. Giao diện Music Player đơn giản thuận tiện để sử dụng. Máy hỗ trợ file định dạng MP3, WMA, AAC, eAAC, eAAC + (đối với âm thanh) và MPEG-4 (đối với video.


8.5 điểm cho sử dụng

Nokia C3 là model sử dụng hệ điều hành S40 đầu tiên được trang bị bàn phím QWERTY, cũng là mẫu điện thoại đầu tiên chạy trên nền tảng này cho phép truy cập mạng xã hội trực tiếp từ màn hình chủ. Người dùng có thể theo dõi, bình luận, cập nhật thông tin và chia sẻ hình ảnh trên Facebook hoặc Twitter.

Tốc độ duyệt web trên Browser mặc định hoạt động trên GPRS/EDGE đủ để bạn hài lòng. Trình duyệt này hỗ trợ HTML đầy đủ và tốt như trên WAP 2.0. Nokia C3 hoạt động trên nền tảng S40 vốn được đánh giá cao về tính thân thiện và có hỗ trợ tiếng Việt, bởi vậy người dùng sẽ không phải mất nhiều thời gian để làm quen. Ngay ngoài màn hình chính là ba thanh công cụ Toolbar cho phép bạn cài đặt tùy chọn cá nhân. Một tùy chọn vốn chỉ được trang bị trên các máy cao cấp sử dụng Symbian OS của Nokia.

Khả năng liên lạc và đàm thoại trên C3 ổn định. Loa ngoài lớn, loa trong khá ấm và không bị hiện tượng lẫn tạp âm. Để tăng giảm volume khi thực hiện cuộc gọi, bạn cần bấm phím định vị theo chiều lên-xuống bởi máy không có phím chỉnh chuyên dụng.

Đây cũng là chiếc Nokia đầu tiên hoạt động trên nền S40 được trang bị bàn phím QWERTY. Các phím nhỏ, nằm sát nhau, hơi khó bấm nhưng bù lại có độ nẩy êm nên hạn chế việc mỏi tay khi soạn thảo những đoạn văn bản, tin nhắn dài. Pin BL 5J đi kèm có dung lượng 1320 mAh đảm bảo cho máy hoạt động trung bình trong 3-4 ngày. Một con số ấn tượng.

Kết luận

Thiết kế đẹp, kết nối phong phú, đa tính năng và trên hết là mức giá hợp lý, Nokia C3 phù hợp với đa số người dùng, từ giới trẻ ưa kết nối đến cả dân văn phòng khó tính.

Ưu điểm: Thiết kế hiện đại, trẻ trung, kết nối rộng, giá rẻ.

Nhược điểm: Không có kết nối 3G, máy ảnh thiếu đèn flash, video clip quay được thường xảy ra hiện tượng giật và vỡ hình.

Thanh Thúy (Bài đăng trên Tạp chí XHTT - Sức Mạnh Số tháng 07 /2010)

Chọn ống kính chụp phong cảnh

Nếu bạn đang cần tìm hiểu về ống kính để chụp phong cảnh thì tiêu chí đầu tiên cần khi cân nhắc đó là một ống kính góc rộng bởi vì loại ống kính này có khả năng bao quát được một trường nhìn rộng và điều đó thật lý tưởng để chụp tất cả những cảnh quan tuyệt vời đang ở phía trước bạn.

Sự ảnh hưởng của ống kính góc rộng

Tại sao những ống kính góc rộng lại được ưa chuộng bởi các tay máy thích chụp phong cảnh? Câu trả lời rất đơn giản: bởi vì ống kính góc rộng có sức cuốn hút đặc biệt đối với ánh nhìn của người xem. Khi bạn gắn một ống kính góc rộng vào máy ảnh DSLR, bạn sẽ nhận ra rằng ống kính này có thể hiển thị cho bạn một cái nhìn ôm trọn tất cả mọi thứ giống như mắt thường có thể nhìn thấy. Chỉ cần hơi nghiêng ống kính xuống một chút, thậm chí bạn đã có thể chụp được đỉnh ngón chân cái của mình dưới đáy của bức hình.

Nói chung, khi bạn nhìn một bức hình chụp phong cảnh tuyệt đẹp được chụp bởi một ống kính góc rộng thì nó sẽ làm bạn cảm thấy như mình là một phần của bức ảnh. Ống kính standard và ống kính tele sẽ tuyệt vời khi muốn focus vào các chi tiết của khung cảnh, nhưng nó sẽ không phải là sự lựa chọn hay khi chụp một bức hình lớn toàn cảnh.

Hiệu ứng “Crop” của máy DSLR

Nếu bạn muốn chụp một bức ảnh phong cảnh, hãy xem việc lựa chọn một ống kính góc rộng cho máy DSLR của bạn là một điều then chốt. Điều này là do nhiều máy ảnh DSLR có yếu tố “Crop”, khi đó sẽ loại bỏ được nhiều phần của hình ảnh và tạo ra hiệu ứng zoom nhân tạo. Ví dụ như khi một ống kính 28mm là một ống kính góc khá rộng khi bạn gắn nó vào một máy ảnh SLR tiêu chuẩn phim. Tuy nhiên, cũng ống kính này nếu được gắn trên một máy ảnh DSLR thì sẽ giống như một ống kính 42mm - không còn góc rộng. Điều này có nghĩa là một ống kính góc rộng dành cho một máy ảnh DSLR phải có một góc rộng hơn rất nhiều. Thường thì các ống kính chụp phong cảnh tốt nhất cho một máy ảnh DSLR nằm trong khoảng 11mm đến 15mm (tương ứng từ 16.5mm đến 22.5mm với DLSR Crop.

Màu sắc và độ sâu của ảnh

Có một điều khá thú vị đó là màu sắc và độ sâu của bức ảnh phụ thuộc hoàn toàn vào ống kính mà bạn chọn, cho dù nó được gắn vào một thân máy như thế nào. Ví dụ, một ống kính rẻ tiền được lắp với thân Nikon D200 cao cấp thì cũng chỉ cho ra được những bức ảnh bình thường. Trong khi đó, nếu lắp một ống kính chất lượng cao vào một thân máy được xem là bình dân hơn như Nikon D40 thì vẫn cho hình ảnh tốt.
Vì chức năng của ống kính là tập trung hình ảnh vào bộ cảm biến của máy ảnh, cho nên thấu kính bên trong của ống kính là cực kỳ quan trọng. Điều đáng nói ở đây là ánh sáng không phải luôn luôn uốn cong chính xác vào cùng một cách giống nhau.

Những ống kính giá rẻ chỉ để cho ánh sáng đi qua và không điều chỉnh được chùm ánh sáng đi đúng và tập trung lại. Trong khi đó những ống kính đắt tiền được thiết kế đặc biệt để đảm bảo rằng hình ảnh được cảm biến ghi nhận trên máy ảnh một cách rõ ràng và sắc nét hoàn hảo. Chú ý, tránh mua những ống kit rẻ tiền đi kèm máy vì đa phần chúng chỉ cho chất lượng ảnh ở mức trung bình và độ bền cũng không được như mong muốn.

Nếu bạn thực sự muốn hình ảnh phong cảnh của bạn có ấn tượng mạnh, bạn cần phải đầu tư một ống kính tốt. Nếu bạn đã có một thân máy DSLR của Canon hay Nikon, thì việc chọn ống kính sẽ trở nên dễ dàng hơn để xác định: tên gọi ống kính của Canon chất lượng chuyên nghiệp thường gắn với chữ "L", trong khi tên gọi của các ống kính Nikon thường có các chữ cái "ED". Tìm một ống kính có chữ L hoặc ED, bạn sẽ biết rằng bạn đang nhận được một ống kính tuyệt vời.

Zoom vs. Prime?

Ống kính prime có chiều dài tiêu cự cố định nên không thể phóng to, thu nhỏ góc ngắm. Các thành phần của ống kính không di chuyển, điều này đã cho chất lượng quang học cao nhất mà bạn có thể có. Còn ống kính zoom, khoảng thay đổi tiêu cự càng lớn thì chất lượng ảnh lại càng giảm. Nhưng ngày nay, điều này đã không thành vấn đề. Chất lượng của ống kính zoom đã được cải thiện đáng kể, vì vậy mà những hình ảnh chụp bởi ống kính zoom rất khó để phân biệt với những hình ảnh chụp từ ống kính một tiêu cự.

Đó là lý do mà bạn sẽ thấy rằng hầu như tất cả các ống kính tốt nhất được lựa chọn giới thiệu sau đây đều thuộc loại ống kính zoom góc rộng. Bạn nên dùng loại ống kính zoom góc rộng hơn là ống kính tĩnh một tiêu cự, đơn giản chỉ vì các ống kính zoom sẽ làm giúp bạn linh hoạt trong việc phối cảnh. Bạn sẽ không mất nhiều thời gian di chuyển để lấy trọn quang cảnh trước mặt vào khung hình và cũng đỡ phải thay ống thường xuyên trong các trường hợp cần kíp.

Một vài gợi ý ống kính chụp ngoại cảnh

1. CANON: EF 17-40mm f/4L USM 

Không nghi ngờ gì nữa, bất cứ ai đã từng sử dụng máy DSLR của Canon đều biết đây là một ống kính zoom góc rộng đặc biệt. Chữ cái L xuất hiện trong tên của ống kính cho biết đây là một ống kính có chất lượng quan học tốt, và từ USM có nghĩa là độ focus cho bức ảnh rất nhanh và không gây nhiễu. Có một nhược điểm ở ống kính này đó là không có được góc rộng tuyệt đối cho độ mở ống kính. Nhưng nếu mục tiêu chính của bạn là sử dụng ống kính này để chụp ảnh phong cảnh, thì khẩu độ ở trong khoảng (f / 8 đến f/16) là điều rất bình thường, vì vậy khẩu độ tối đa ở đây không phải là một vấn đề lớn.

Giá tham khảo: 620 USD

Trọng lượng: 500g


2. NIKON: Tokina 12-24mm f/4 AT-X Pro DX AF 

Đây là một dòng ống kính được đánh giá rất “cừ”, bạn sẽ bị thuyết phục bởi sự cân đối giữa chất lượng và kinh phí. Với chất lượng ảnh nhận được giống nhau khi bạn thay thế ống kính Tokina này thành Nikon 12-24mm f/4G ED AF-S – thì đồng nghĩa với việc bạn phải trả một chí phí gấp đôi. Như vậy, những đánh giá dành cho ống kính Tokina này cũng đã được khẳng định (mặc dù có một số ít các quan điểm không đồng ý) rằng đây là một sự lựa chọn đúng đắn cho các tay máy muốn dùng ống kính Nikon để chụp phong cảnh. Tuy nhiên, nếu bạn dư dả về tài chính hơn một chút và muốn có được một ống kính quang tốt hơn thì hãy chọn Nikon 12-24mm.

Giá tham khảo: 500 USD

Trọng lượng: 570g


3. PENTAX: SMCP-DA 16-45mm f/4 ED-AL 

Đối với một mức giá khiêm tốn bạn vẫn có thể có được một ống kính cảnh quan đặc biệt với 16 SMCP-DA-45mm. Ống kính Pentax DA được thiết kế đặc biệt cho các kích thước của bộ cảm biến DSLR, bao gồm cả hệ thống tập trung nhanh Pentax cho phép bạn dễ dàng chuyển từ auto focus sang manual focus. Các ống kính zoom dạng này thường rộng hơn một chút so với những ống kính góc rộng vì nó mang đến cho bạn sự linh hoạt khi dùng chụp chân dung và chụp ảnh du lịch khác.

Giá tham khảo: 400 USD

Trọng lượng: 365g


4. OLYMPUS: Zuiko 11-22mm f/2.8-3.5 E-ED 

Với một ống kính quang học cao cấp và zoom góc rộng tốt thì Zuiko 11-22mm chắc chắn là ống kính chụp cảnh quan tốt nhất cho dòng máy DSLR Olympus. Ống kính được thiết kế để giảm thiểu biến dạng – hầu hết thường xảy ra đối với các ống kính zoom góc rộng. Vì sử dụng cảm biến 4/3 nên có hiện tượng crop 2x cho nên việc dùng một ống có góc siêu rộng như Zuiko 11-22mm f/2.8-3.5 E-ED là điều quan trọng đối với máy DSLR của Olympus.

Giá tham khảo: 650 USD

Trọng lượng: 485g

Thanh Thúy (Bài đăng trên Tạp chí XHTT - Sức Mạnh Số tháng 07 /2010)

Jul 19, 2010

Bí quyết cho một thông điệp quảng cáo hay

Một lời quảng cáo hay sẽ giúp người đọc hiểu cách chào hàng của bạn, hơn nữa sẽ hiểu được họ sẽ phải đáp lại như thế nào.

Dưới đây là 10 lời khuyên giúp bạn soạn thảo những câu văn rõ ràng, lôi cuốn và sống động nhằm thu hút sự chú ý của nhiều người:

1. Biết rõ các khách hàng của bạn

Ai là đối tượng mà các chiến dịch tiếp thị của bạn đang hướng tới? Hãy phác họa bức tranh về các khách hàng chủ yếu của bạn. Hãy nghĩ về một ngày làm việc của họ. Nghĩ về những nhu cầu của họ. Đối với họ, điều gì là quan trọng nhất? Tình cảm của họ dành cho ai và cho cái gì? Họ bao nhiêu tuổi? Họ đã mua sản phẩm/dịch vụ nào từ công ty của bạn trong quá khứ và tại sao?

2. Nắm chắc câu trả lời

Bạn cần biết rõ câu trả lời cho các câu hỏi sau: Tại sao khách hàng nên mua sản phẩm/dịch vụ của bạn? Họ tìm thấy trong đó những lợi ích gì? Tại sao sản phẩm của bạn lại đáng chú ý hơn những mặt hàng tương tự? Những điểm khác biệt chủ yếu là gì?

3. Có một lời đề xuất bán hàng cụ thể

Lời đề xuất bán hàng của bạn càng nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh, bạn càng có nhiều cơ hội nhận được các phản hồi tích cực. Các chuyên gia quảng cáo cho rằng lời đề xuất bán hàng phải có giá trị như một sự xúc tiến kinh doanh mà các đối thủ cạnh tranh không thể thực hiện được, dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai. Điều quan trọng là lời đề xuất phải đủ mạnh mẽ để lôi kéo các khách hàng mới đến với sản phẩm/dịch vụ của bạn.

4. Thiết lập một mục tiêu

Mục tiêu chiến dịch quảng cáo của bạn là gì? Bạn sẽ hành động như thế nào để khiến mọi người đến với sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Bạn cần phải trả lời câu hỏi này trước khi đặt bút viết đoạn văn quảng cáo. Nếu câu trả lời không rõ ràng với chính bạn, nó cũng sẽ không thể rõ ràng đối với người đọc.

5. Sử dụng một dòng tiêu đề lôi cuốn

Đối với các chiến dịch tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị bằng thư điện tử, dòng tiêu đề chính là những gì thu hút mọi người đến với quảng cáo của bạn. Bạn cần phải thuyết phục người đọc rằng họ nhất định phải mở e-mail, hay bức thư quảng cáo của bạn. Nội dung tiêu đề nên liên quan tới người đọc. Những từ ngữ thích hợp khác cho một tiêu đề hấp dẫn nên là cái gì đó mới mẻ, độc đáo hoặc mang tính giới thiệu. Đồng thời, bạn nên giữ cho dòng tiêu đề không dài quá 50 ký tự (tốt nhất là từ 20 đến 30 ký tự), bao gồm cả các dấu cách.

6. Viết một đầu đề hấp dẫn

Dòng tiêu đề có tác dụng để người đọc mở thư quảng cáo của bạn, và sau đó đầu đề sẽ đưa họ vào phần nội dung. Bạn nên sử dụng một vài thuật ngữ thông dụng với thông điệp rõ ràng là: “Có cái gì trong đó cho tôi?”. Một câu hỏi dành cho bản thân bạn là: Nếu các khách hàng chỉ đọc duy nhất đầu đề thì sao? Họ có biết đủ các thông tin về bạn và về những gì bạn đưa ra? Bạn nên thử viết từ 5 đến 10 dòng tiêu đề và từ 5 đến 10 đầu đề khác nhau, từ đó lựa chọn ra cái nào hiệu quả nhất. Mách bạn một mẹo nhỏ: dòng tiêu đề và đầu đề sẽ dễ viết hơn sau khi bạn đã viết xong toàn bộ nội dung quảng cáo.

7. Tránh những từ ngữ không dứt khoát

Khi viết các tiêu đề, đầu đề, đề mục và nội dung quảng cáo, bạn cũng đừng sử dụng những từ ngữ kiểu ra lệnh trực tiếp, các từ viết tắt hay từ có tính ám chỉ. Đó là những từ như “có thể”, “có lẽ”, “hy vọng”, “mong muốn”, “cố gắng”, “tuy nhiên”, “có thể”, “dường như” và “nỗ lực”. Thay vào đó, bạn cần sử dụng các từ như “sẽ” và “chắc chắn” để miêu tả những gì mà sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ làm được cho khách hàng.

8. Đừng sử dụng thể bị động

Thể bị động sẽ làm suy yếu nội dung thông điệp của bạn, vì vậy bạn cần tránh xa dạng này. Dưới đây là một số ví dụ giúp bạn nhận ra sự khác biệt: “Công ty chúng tôi được lựa chọn để nhận một phần thưởng” và “Công ty chúng tôi đã nhận một phần thưởng”, “10 mẫu thiết kế mới được tạo ra” và “Chúng tôi đã tạo ra 10 mẫu thiết kế mới”.

9. Trích dẫn lời của khách hàng cũ

Bạn có một nhận xét tốt từ một khách hàng nào đó về sản phẩm/dịch vụ trong lá thư quảng cáo? Một trích dẫn vắn tắt và thuyết phục có thể bổ sung thêm độ tín nhiệm cho chiến dịch tiếp thị của bạn, nhưng thông tin về khách hàng mà bạn trích dẫn phải rõ ràng và xác thực. Việc đưa vào bản quảng cáo tên của họ, nơi sinh sống hay thậm chí là một bức ảnh, nếu nó thích hợp với quảng cáo của bạn, luôn là một cách hiệu quả để truyền tải giá trị dịch vụ của bạn.

10. Giữ cho bản quảng cáo của bạn được sạch đẹp và súc tích

Sau khi viết xong lần phác thảo đầu tiên của bản quảng cáo, hãy đọc to lên. Bạn cũng nên để một ai khác đọc lại để xem liệu họ có hiểu thông điệp và lời kêu gọi hành động không. Trong khi biên tập, hãy cắt bỏ những từ ngữ không cần thiết và các ý kiến lặp lại. Bạn hãy xem liệu có thể giảm được 30% đến 50% nội dung ban đầu hay không.

Ngoài ra, những dấu gạch đầu dòng đẹp mắt và các phụ đề a, b, c... sẽ khiến mọi người đọc dễ chịu hơn và việc cảm nhận cũng dễ dàng hơn - bởi vì phần lớn người đọc sẽ lướt qua trang quảng cáo trước khi quyết định có tiếp tục đọc chi tiết hơn hay không.

Tóm lại, một nội dung quảng cáo hấp dẫn là điều hoàn toàn trong tầm tay bạn. Việc nắm vững những yếu tố trên khi bắt tay vào viết một bản quảng cáo sẽ cải thiện đáng kể tính hiệu quả của quảng cáo, giúp cho mọi người hiểu nội dung thông tin và khiến họ phản hồi với chiến dịch tiếp thị của bạn. Hãy dành chút thời gian suy nghĩ và phân tích các lời khuyên này trước khi đặt bút xuống viết lời quảng cáo và bạn sẽ có được một bản quảng cáo hoàn chỉnh, cái mà sẽ truyền tải rõ ràng các thông điệp kinh doanh.

(ST)

Jul 16, 2010

Phần 3: qui trình làm TVC

Tôi cảm thấy vui vì có thêm nhiều người bạn mới qua bài viết này. Nó cho thấy các bạn vẫn vui vẻ đón nhận cách viết dị biệt cùng những trải nghiệm nho nhỏ mà tôi may mắn có được khi làm quảng cáo.

Nay phần cuối, qui trình làm TVC, xin phép được tiếp tục.
Qui trình làm TVC lý tưởng bao gồm các bước sau:

1. Agency nhận yêu cầu từ phía Client

2. Creative brief được gửi xuống phòng sáng tạo

3. Một số kịch bản ra đời (trong toilet, công viên)

4. Client chọn một và đồng ý sản xuất

5. Storyboard được gửi cho Production House để báo giá

6. Giai đoạn tiền kỳ, sản xuất, hậu kỳ diễn ra thuận buồm xuôi gió

7. TVC ra đời trong niềm tự hào của cả dòng tộc


Thực tế có thể khác xa với những gì mà tôi vừa trình bày. Quảng cáo là thuyết phục và qui trình làm TVC cũng là qui trình thuyết phục. Một kịch bản (storyboard) trước khi được hoá kiếp thành TVC phải trải qua không biết bao nhiêu giông bão, cũng bị chặt chém và vượt tầng tầng lớp lớp quân thù như tinh trùng gặp trứng.

Nội bộ Agency cắt bớt cảnh này, trong khi phía Client lại thêm vào cảnh kia. Câu chuyện cứ thế tiếp diễn cho đến khi cả hai đều thoả mãn nhau. Nếu không (hoặc cho chắc cú) phải đem storyboard hỏi ý kiến khán giả, trong nghề gọi là FGD (Focus Group Discussion). Bước này có thể được tóm tắt như sau: người ta đem nhốt một đám người tiêu dùng vào phòng kín, cho ăn no nê sau đó làm thịt từng người một. Các câu hỏi lần lượt được đưa ra:

Đâu là ấn tượng đầu tiên của bạn đối với kịch bản này?

Thông điệp chính là gì?

Bạn có thể kể lại kịch bản không?

Bạn thấy kịch bản có độc đáo không?

Cảnh nào làm bạn thích nhất?

Cảnh nào cần được chỉnh sửa?

Sau khi xem phim quảng cáo này, bạn có ý định mua thêm (dùng thử) sản phẩm không?

...


Nếu tất cả đều trơn tru, storyboard sẽ được gửi đến Production House, và cơn ác mộng mang tên "Casting" xuất hiện (bỏ qua phần báo giá).

Diễn viên đóng phim quảng cáo ở Việt Nam có người là nhân viên văn phòng, người mẫu, chạy xe ôm. Có người từng đóng kịch, có người từng tự tử... Điều đáng nói là diễn viên của chúng ta học diễn xuất ở trường quay thì ít mà lăn lộn ở trường đời thì nhiều, thế nên, trước những cảnh đòi hỏi người diễn viên phải nhập tâm, diễn xuất thần, đạo diễn cũng bó tay. Quay đi quay lại thì tốn kém mà chưa chắc ưng cái bụng. Chúng ta tạm hài lòng với cái chưa hoàn hảo vậy.

Còn điều nữa là ngân hàng diễn viên đóng quảng cáo ở các Production House thiếu hụt trầm trọng. Chẳng hạn như phim cần một vai nam chính, tuổi 30, ánh mắt lạnh lùng, dung mạo tuấn tú. Quanh đi quẩn lại vẫn là những gương mặt cũ. Một lần nữa, chúng ta tạm hài lòng với cái chưa bao giờ mới vậy.

Client --- Agency --- Production House. Mỗi bên đóng vai trò như một mắc xích để vận hành cổ máy sản xuất TVC chạy theo tiến độ công việc. Cuộc tình tay ba có thể đơm hoa kết trái, lúc TVC hoàn thành tốt đẹp, nhưng cũng có lúc bị thọc gậy bánh xe khiến tan đàn xẻ nghé.

Ngày nay, thời gian thực hiện TVC nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào ý tưởng kịch bản đơn giản hay phức tạp. Xin được làm rõ là kịch bản đơn giản không đồng nghĩa với ý tưởng tồi. Đôi khi mất cả năm để săn tìm một ý tưởng lớn, và thực hiện TVC chỉ trong một giờ. Đôi khi mất cả đời mà chẳng nghĩ ra được điều gì lớn lao cả. "30 giây quảng cáo, 60 năm cuộc đời" là thế. Bạn có thể tham khảo một TVC làm kinh ngạc bất kỳ người viết lời quảng cáo nào trên khắp thế giới, theo đường link phía dưới.


this is the truth
You need to upgrade your Flash Player

Đơn giản chỉ là lời bình (voice over) được đọc lên cùng lúc với phần chữ minh hoạ (supers) nhưng thông điệp và cách thể hiện có thể nói là vô tiền khoáng hậu. Ban đầu cứ tưởng chỉ tiếng Việt mới có kiểu đọc ngược đọc xuôi, ai ngờ tiếng Anh cũng đọc xuôi đọc ngược. Có lẽ, chỉ còn món nói láy, đặc sản của Bùi Giáng là tiếng Anh mãi mãi không theo kịp.

Bạn vừa cùng tôi dạo qua những lát cắt mỏng của một câu chuyện dài về TVC. Nếu là người trong nghề, hẳn bạn không tìm thấy điều gì lý thú ở đây, vì bài viết này, ngay từ lúc đầu, đã không hướng đến bạn. Sinh viên và các bạn mới đi làm, dù là ngành y hay truyền thông tiếp thị, sẽ mãi là những độc giả thân yêu mà tôi luôn hướng đến.

Trên Openshare, tôi tìm thấy những con tim trẻ trung, khát khao học hỏi và luôn muốn đi đến tận cùng của biển tri thức mênh mông. Hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng khi ta cho đi một điều gì đó, cái nhận về không còn quan trọng nữa. Chính niềm vui chia sẻ gắn kết mọi người, sự đóng góp làm giàu cuộc sống.

Vì vậy, hãy tiếp tục lan toả tinh thần OPS.
 
----- st

Bài viết của butchi trên OPS

Phần 2: Vai trò và đặc điểm của TVC

Sau khi phần 1 đăng, em nhận được 8 lời động viên, 4 lời doạ giết và 2 lời mời họp mặt. Em xin nhận tất cả tình cảm quý báu đó làm chất xúc tác và sẽ cố gắng chuyển thành các bài viết chứa đựng nhiều thông tin bổ ích trong thời gian tới. Đọc OS không cần uống Cao Ích Mẫu là mục đích của em. Người sống "có mục dưới đít" là người mang gánh nặng vào thân. Tốt. Người sống không có mục đích thì đem vứt đi. Xấu.

Phần 2: Vai trò và đặc điểm của TVC

Như đã nói ở phần trước, công việc đỡ đẻ cho em cơ hội tiếp xúc với nhiều dạng người khác nhau trong xã hội, từ chị bán cá đanh đá đến cô người mẫu xinh tươi; có người hiếm muộn và có người heo đẻ một mà vợ đẻ hai. Phận làm đàn bà, ai cũng muốn ít nhất được một lần vượt cạn vì đó là nghĩa vụ thiêng liêng, là tình yêu cao cả. Em bé ra đời từ sự quyết tâm của bố và hỗ trợ của mẹ. Và bất cứ đứa bé nào cũng không chỉ lớn lên bằng sữa mà còn lớn lên bằng tình yêu thương. Vai trò của bố mẹ không bút mực nào tả xiết huống chi là butchi.

Vậy TVC đóng vai trò gì trong hoạt động truyền thông quảng cáo?

Một mẫu quảng cáo, bất kể ở dạng nào, đều là chuyển tải thông tin (cách nói hay ho hơn là thông điệp) đã được xử lý từ A đến B. Bạn, với tư cách là người tiếp nhận, có quyền từ chối nếu thông tin không đáng tin, không thuyết phục. Vậy làm cách nào để thông tin xuyên thủng màng nhĩ đi thẳng vào trái tim của người tiếp nhận? (Không tính đến người điếc phải đi vá màng nhĩ, chỉ nghe rè rè) Xin phép được kể một câu chuyện ngoài lề-có-liên-quan đến vấn đề này. Em thề là em chẳng phải hạng người có gái quên trai, mê bia bỏ rượu nhưng đi bar thường gọi bia, không kèm mực.

Chuyện xảy ra ở một bar Tây, lúc 12 giờ kém 15, khi gà đã vào chuồng, người tử tế đã vào mùng, chính quyền về tay du đãng. Ngồi kế em là một tay chơi cao to bụng bự người Úc, uống bia Úc, và một đĩa mực một nắng chấm mắm tôm. Câu chuyện xoay quanh bia bọt, thể thao, công việc và cuối cùng dừng lại vì gái. Vâng, bia vào thì gái gọi. Bi kịch bắt đầu từ đây. Vai trò của TVC cũng bắt đầu từ đây.

Lấy không gian quán bar làm màn ảnh, anh chàng người Úc làm main talent, chai Foster làm sản phẩm. TVC bắt đầu. Hãy để trí tưởng tượng của anh chị trôi theo vị đắng của bia, rồi sẽ cảm nhận vị ngọt khi dòng nước bọt dâng trào.

Trong bóng tối nhưng em vẫn kịp nhận ra hình khối của cô nàng ngồi cạnh là khá chuẩn: đôi mắt sắc như dao cau, chân thon dài như hoa hậu, ngực nhấp nhô như con sóng. Tất cả không ngừng đu đưa, vỗ dồn dập vào vai, vào lưng, vào bụng của anh chàng người Úc. Hai năm thực tập đỡ đẻ trong một bệnh viện lớn, tiếp xúc đủ các dạng tròn méo nên tâm em rất vững, hồn em trong sáng. Cù cưa đu đưa một hồi anh chàng người Úc gục khi chai bia chưa cạn, đĩa mực còn nguyên. Em không say mà anh người Úc say. Gọi mực một nắng giờ thành "mặt một nứng". Âu cũng là ý trời, thuận theo tự nhiên. Cái gì thịnh rồi sẽ suy, cái gì cứng rồi sẽ mềm. Hai người dìu nhau ra khỏi quán, bỏ lại bia, bỏ lại em, bỏ lại vết mông tròn trên ghế. Chuyện sau đó như thế nào em không muốn can thiệp quá sâu vào trí tưởng tượng phong phú của anh chị. Logo Foster hiện lên, TVC kết thúc.

Một mẫu quảng cáo thành công luôn gợi mở và mời gọi. Thông điệp càng bén nhọn khả năng xuyên thủng càng cao. Quảng cáo nói chung và TVC nói riêng chỉ phát huy sức công phá khi tiếp cận đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh và thoả mãn đúng nhu cầu của khách hàng. Trong câu chuyện vừa kể, cô gái đã thành công khi tiếp cận anh chàng người Úc trong không gian sặc mùi ăn chơi, và bán cái mình có (cũ nhưng còn dùng tốt) cho người cần (đẹp trai, khoai to, túi đầy). Nếu cô gái tiếp cận em (xấu xí cả ký, nhỏ như con thỏ, kiêng thịt kỵ mỡ) thì cơ may thành công còn thấp hơn trúng số độc đắc. Nhất tiễn hạ song điều trong trường hợp này không xảy ra. (Em cũng có nhu cầu nhưng tự thoả mãn là chính)

Trước khi nhảy sang mục đặc điểm, em xin nhắc lại vai trò của TVC là chuyển thông tin từ A đến B. Còn cách chuyển như thế nào, dùng xe tăng hay đại bác là tuỳ vào góc nhìn của công ty quảng cáo và túi tiền của nhà sản xuất. Gào thét cả tháng mà như nước đổ đầu vịt, đôi khi thỏ thẻ mà tiền lẻ tiền chẳn đầy quần. (Cô gái của em là một ví dụ) Quảng cáo là tâm tình với từng người, không phải hét lớn cho đồng bào tôi nghe.

----------------------------------

Để không mất thời gian quý báu của anh chị, mục đặc điểm của TVC em cắt bớt cái lòng thòng nên độ dài chỉ vài lóng tay. Mời các anh chị xem qua hình minh hoạ phía dưới. Hy vọng sẽ không phật lòng vì khả năng đồ hoạ của em chẳng hơn gì ông đồ tể, suốt ngày cầm dao kéo nên nhìn đâu cũng muốn cắt gọt.




Không cần thấy mặt em cũng đoán được là các anh chị là người yêu cái đẹp, thích marketing, ghét giả dối. Vậy các anh chị hãy thật lòng cho em biết là mình thích món nào nhất trong bốn món trên?

Các chị thì thích đắp dưa leo cho da mịn màng, sạch mụn

Các anh thì khoái chuối vì chứa nhiều chất bổ dưỡng-----bổ chuối

Các em nhỏ thì ép cà rốt lấy nước uống cho sáng mắt, thông minh

Các cháu nhi đồng thì ớt đâm nhuyễn, ăn với muối cho bớt nói ngọng

Chín người, mười ý, một tỷ lí do. Người làm marketing hiệu quả là người tiêu tiền hiệu quả. Có ai lấy thước mà đo lòng người. Nhưng đối với công việc hoạch định ngân sách và triển khai các hoạt động marketing, phải đo cẩn thận như đi dò mìn. Sai một ly là đi một đời.

TVC có thể xem như súng và chi phí phát sóng là đạn. Súng mà không có đạn là súng hết đạn, chỉ để ngắm chơi, chẳng doạ được ai.

Đặc điểm của TVC là có hình có tiếng, điện nước đầy đủ nên dễ dàng tiếp cận mục tiêu. Có điều cái giá phải trả là vô cùng lớn lại không chắc phần thắng. Vậy tại sao người ta vẫn đổ tiền vào làm TVC? Em nhường lời cho cô gái trong bar trả lời giúp các anh chị: một vốn bốn lời, không thử sao biết.

----------------------------------

OS một ngày không thể không có các anh chị, các anh chị một ngày không thể không có truyền hình, truyền hình một ngày không thể không có quảng cáo. Nhưng nếu quảng cáo không khác lạ so với phim ảnh, thi hoa hậu hay dự báo thời tiết thì người xem truyền hình sẽ chuyển kênh ngay lập tức, không cần thông báo trước.

Có TVC xem buồn ngủ, gây mê không hồi sức, và có TVC gây buồn cười. Thế làm TVC khó hay dễ, vui hay buồn, đắt hay rẻ? Có lẽ nên dành cho kỳ sau, cũng là kỳ cuối: qui trình làm TVC từ góc nhìn của một người đỡ đẻ.

Mời các anh chị tiếp tục đón đọc và cho ý kiến. Xin tặng trước các anh chị một nụ hôn gió thay cho lời cảm ơn. 
 
---- st 
Bài viết của butchi trên OPS

30 giây quảng cáo, 60 năm cuộc đời

Chào cả nhà! Em là sinh viên năm 2 đang thực tập tại khoa sản bệnh viện đại học y dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Trong lúc thực hành đỡ đẻ cho sản phụ cùng 12 bà mụ khác, em có nghe chị sản phụ tâm sự rất thật, như hai người đàn bà với nhau, rằng đẻ dễ ợt, rặn một cái là phọt ra. Đẻ ý tưởng cho phim quảng cáo mới khó. Em bâng khuâng mang lời tâm sự trước lúc lâm bồn, cầu mẹ tròn con vuông đó hỏi trưởng khoa sản. Bà ấy bảo lên gặp giám đốc, giám đốc nói có biết nhưng chưa từng đẻ ra phim quảng cáo bao giờ mặc dù ý tưởng lúc nào cũng sôi sùng sục. Ông ấy cho em đường link trên OS, và em khoái liền. Em đi học cũng OS, ở nhà cũng OS, cho đến một ngày em S.O.S với các bài viết trên OS.

Hôm nọ Linda bạn em, nhà vật lý trị liệu tương lai, rủ đi xem buổi Hội thảo "TVC trong tầm tay" ở đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Em sốc như bị ăn cái cóc trước sự uyên bác và hóm hỉnh của các vị diễn giả. Nay em post bài này không phải để khoe khoang sự học của mình, cũng như không hề tâng bốc kinh nghiệm của các vị diễn giả. Em chỉ là người góp nhặt lời vàng thước ngọc của người đi trước, gõ phím chia sẻ kinh nghiệm đỡ đẻ TVC cho người đi sau. Em vốn kiệm lời nhưng không kín tiếng, nếu có ăn bẩn nói bậy, mong các anh chị góp ý công tâm. Uống thì hiểu, đi tiểu ra hết. Em đã uống từng lời của người đi trước, nay xuất hết cho người đi sau, thơm ngon đến giọt cuối cùng. Chắc chắn, thiếu sót là khó tránh khỏi vì em mang bệnh lãng tai lại ngồi xa sân khấu. Linda bạn em thì ngược lại, bị mù màu từ lúc mới yêu nên không thể phân biệt hèn sang, bắt chuyện với đứa sinh viên năm 2 khoa quản trị kinh doanh mà tưởng giáo sư đầu ngành.

Bài viết chuyên đề nhưng không hề chuyên sâu về TVC này bao gồm 3 phần, sẽ lần lượt được viết tuỳ vào tâm trạng của em và sự đóng góp hào phóng của quý anh chị. Phần một là các thuật ngữ tiếng Anh, em vặn óc tinh dịch sang tiếng Việt cho các anh chị đang theo học tiếng Hàn đỡ vất vả. Phần hai là vai trò và đặc điểm của TVC trong hoạt động truyền thông quảng cáo. Cuối cùng nhưng cũng không hề quan trọng là qui trình thực hiện TVC (có tham khảo từ bác google, thư viện tư gia và trên OS), đính kèm xúc cảm của riêng em khi liên hệ với nghề đỡ đẻ nhọc nhằn này.

Phần 1: Các thuật ngữ

Client: Khách hàng đặt quảng cáo.

Agency: Công ty thực hiện các dịch vụ quảng cáo theo đơn đặt hàng.

Production House: Công ty sản xuất phim quảng cáo và các dịch vụ khác có liên quan theo đơn đặt hàng. Đôi khi client làm việc trực tiếp với Production House từ lên kịch bản đến sản xuất và hoàn thiện TVC. Đôi khi chỉ là chuyển lời thoại (lời bình) từ ngôn ngữ bất kỳ sang ngôn ngữ Việt.

Producer: Nhà sản xuất. Người này là đại diện của Production House làm việc với Agency và Client. Người này mà đau là cả tàu bỏ cỏ. Vai trò cực kỳ quan trọng.

Director: Đạo diễn. Ở phim trường, ông này là vua. Theo em biết thì đạo diễn phim quảng cáo chỉ có quý ông lịch lãm chứ không thấy quý bà sành điệu.

Director Treatment: Xử lý góc máy của đạo diễn. Từ kịch bản của Agency, Director sẽ phát triển góc máy quay sao cho đẹp và hiệu quả nhất. Công việc này phải được sự chấp thuận của Creative Director và Client trước khi tiến hành quay phim.

Director Reel: Các tác phẩm của Director do Production House giới thiệu để Agency và Client chọn ai bỏ ai đạo diễn cho TVC.

Director of Photography (DOP)/ Cameraman: Người chuyển tải ý tưởng trên giấy của agency và tiếng la hét của Director thành những thướt phim đầy nghệ thuật, đậm cá tính.

Art Director/ Set Designer: Người chỉ đạo mỹ thuật và dựng cảnh cho phim. Họ hô biến một ngôi nhà hoang thành toà lâu đài, làm phép cho khung cảnh trở nên lung linh, long lanh, lấp lánh dưới bầu trời đầy sao.

Music Composer: tèng téng teng. Người soạn nhạc cho phim. Sạc-lô không cần bác này.

Hair, Make-up: Nghệ sĩ tạo hình cho mái tóc, khuôn mặt, biến đẹp thành xấu, biến xấu thành tệ, biến hoa nhài thành hoa hậu, biến hoa hậu thành hoa gì... tuỳ bạn tưởng tượng.

Talent/ Extra Talent/ Background Talent: Diễn viên chính/ phụ/ quần chúng. Thù lao giảm dần tương ứng với vai diễn.

Voice Talent: Người lồng tiếng. "Không dùng Viagra cho em bé có thai và người già cho con bú" hoặc những câu gần giống như vậy. Độ tuổi làm voice talent là từ 6 tháng tuổi đến 60 tuổi, tuỳ kịch bản.

Target Audience: Đối tượng của phim quảng cáo hay bạn xem đài. Là em, là bác, là nội ngoại hai bên.

Concept: Ý tưởng chủ đạo. Một concept có thể phát triển ra hàng triệu triệu kịch bản khác nhau. Ví dụ như "Chỉ có thể là Heineken" hết năm này qua năm khác.

Storyboard: Kịch bản quảng cáo được phát hoạ thành hình vẽ, miêu tả chi tiết cho từng cảnh quay. Đến đoạn nào thì ăn, đến lúc nào thì uống, đến khúc nào thì lăn đùng ra chết.

Shooting Board: Là bản phát triển chi tiết đến từng giây của Storyboard. Đây là phần việc của Director. (Mở ngoặc giải thích thêm cho khỏi lăn tăn. Trong Storyboard thứ tự các cảnh là 1-2-3-4-5-6-7-8-9, thì ở Shooting Board, các cảnh có thể thay đổi 2-4-6-3-5-7... Biết chi hông? Phải quay cho hết cảnh trên bờ rồi mới chuyển camera xuống ruộng.)

Shooting: Là quay phim, quay phim là shooting.

Location: Địa điểm quay. Có thể trên trời, có thể địa ngục. Có thể ở Lâm Gia Trang, có thể là "Cồn Da Lạp". Tiền nào cảnh đó.

Casting: Công tác tuyển chọn diễn viên. Nước tăng lực cần siêu nhân, dầu gội đầu cần gái đẹp. Sunsilk cần Hà Hồ, OS cần các bác.

Pre/ Post/ Production: Tiền kỳ/ Hậu kỳ. Giải thích lòng thòng nhễu nhão đôi khi không bằng ví von. Là đi chợ và trang trí (không nấu) món ăn TVC.

Production: Là quá trình xào, nấu, hầm, ninh,... miễn chín là được.

Pre Production Meeting (PPM): Là cuộc họp thân tình giữa những con người xa lạ tìm đến nhau để bốn mặt một lời bao gồm client, agency, producer và director. Thường trước ngày quay từ một đến hai ngày.

SFX/ Sound Effects/ Special Effects: Kỹ xảo âm thanh hay hiệu ứng đặc biệt. Tiếng rao, tiếng rên, tiếng nổ và nhiều tiếng động linh tinh khác. Các bác đạo diễn Việt (không phải dân quay quảng cáo chuyên nghiệp) sử dụng "SFX" rất linh hoạt và chuyên nghiệp. Kịch bản còn nằm trên giấy, cho một tiếng rao the thé. Phim đang trong giai đoạn casting thì ca bài ca bi rên. Đến lúc công chiếu, nổ một phát vào đoạn kết cho khán giả tỉnh dậy ra về.

Computer Graphic Animation (CG): Từ này em không biết dịch như thế nào cho vẹn toàn, làm không khéo trở thành tinh dịch gia thì bỏ bu. Có thể hiểu là cách biến hoá trên máy tính làm cho hình ảnh nhảy múa vui mắt. Số tiền đốt vào đây khá lớn.

Off-Line: Là từ ngữ có nghĩa TVC đã quay xong nhưng chưa xử lý nhiều, chỉ cắt ráp đơn giản để kiểm tra, nhận feedback từ phía agency và client. Đây là giai đoạn xuất thô.

On-Line: Hình ảnh, âm thanh, lời thoại đã nhập một, sẵn sàng đem phát sóng hay dự thi tranh giải. Đây là giai đoạn xuất tinh.

On-Air: TVC đang phát sóng hay đang chạy.

Off-Air: TVC ngừng phát sóng hay ngủ đông (có thể ngủ luôn).

Budget: Là tổng số tiền Client phải chuẩn bị để chi cho TVC.

The end: Hết. Em đã xuất hết cái mình có, anh chị nào còn cho em xin.

-----------------------------------

Mời các anh chị đón đọc phần hai, vai trò và đặc điểm của TVC trong hoạt động truyền thông quảng cáo. Em hứa trước là sẽ ngắn gọn, mỏng giòn như chính vẻ ngoài mộc mạc của em, không lòng thòng, nhễu nhão nữa.

Trưởng khoa sản mới sms cho em, bảo về gấp. Có một ca khó cần bàn tay của em sờ mó. Sản phụ là một cô copywriter, đẻ ý tưởng nhanh như gà đạp mái, nhưng khi vào phòng chờ là tịt như vịt.

Triệu chứng: huyết áp cao, thai đạp mạnh.
Xử lý qua điện thoại của em: mổ luôn cho nhanh.

Em sẽ trở lại cũng vào giờ này, Chủ Nhật tuần sau.

-----st
Bài viết của butchi trên OPS

"Con Sếp" trong quảng cáo

Chủ Nhật tuần trước, đang thả mình trên nệm nhâm nhi cà phê cùng vài người bạn, tôi đặc biệt chú ý đến câu chuyện ồn ào của mấy vị khách rất có phong cách. Họ tranh cãi kịch liệt với nhau về "con sếp" A yếu toàn thân, "con sếp" B khó thực hiện, và "con sếp" C không có gì mới. Cuối cùng, khi những âm điệu khoan thai êm đềm của thể loại world music ở Highlands chùng xuống, tôi mới bật ngửa khi có cơ hội lắng nghe trọn vẹn câu chuyện của họ, câu chuyện về "con sếp" trong quảng cáo.

• Vậy "con sếp" là con gì, hình thù ra sao, có dữ dằn không?

"Con sếp" không màu, không mùi, không ăn thịt cá nhưng có thể sống hàng thế kỷ. Trong ngành quảng cáo, "con sếp" được viết đầy đủ là concept. Bạn đồng môn của concept là idea. Concept là khái niệm hay ý niệm vô hình nhưng bạn có thể cảm nhận sức mạnh của nó khi công ty quảng cáo và đồng sự bơm vào đó một ít ngân lượng, một ít sáng tạo, một ít mưu mẹo. Từ đó suy ra "con sếp" hiện giờ của Dutch Lady là Bày Tỏ, "con sếp" cà phê Việt là Cà Phê Mạnh, "con sếp" Duy Mạnh là Sến. Hy vọng bạn đồng tình.

Đằng sau mỗi chương trình quảng cáo thành công đều là những concept mạnh, nhưng ngược lại thì chưa chắc. Có một concept mạnh chỉ là bước khởi đầu, thực hiện như thế nào cũng quan trọng không kém. Trong ngành quảng cáo, người ta không bán một mẫu thiết kế đẹp, không bán một kịch bản thơ mộng, cũng không bán một câu slogan sống mãi với thời gian. Khách hàng chỉ mua concept, vì đó là cái họ cần.

• Ai là người đẻ ra "con sếp"?

Thông thường, công ty quảng cáo là đơn vị đẻ ra concept và đem bán cho khách hàng, người có nhu cầu mua mặc dù không hề hiếm muộn. Nhưng cũng có khi khách hàng tự nghĩ ra concept và nhờ công ty quảng cáo phát triển thêm.

Ví dụ bạn muốn thử sức ở Vietnam Idol trong khi tài sắc đều tệ, nhưng vẫn nuôi ước mơ một ngày cầm mik. Ba đêm liền giam mình trong bóng tối làm bạn cùng ánh trăng, thêm ba đêm trong nhà kín vạch lá tìm sâu bới lông tìm vết, bạn tình cờ phát hiện mình có một vết sẹo dài, nhìn ngang hay dọc đều rất đáng yêu. Và bạn thầm nghĩ "Tại sao Seal có vết sẹo xấu hơn mình nhiều nhưng vẫn trở thành ca sĩ nổi tiếng? Phải chăng chính vết sẹo dài làm cho Seal nổi bật, nhìn đâu dính đó?".

Bạn quyết định nhuộm tóc, trồng răng, căng da nhưng vẫn giữ lại vết sẹo dài lớn dần theo năm tháng, như một bản ngã của mình "Nếu không nổi tiếng, thì phải nổi hình". Mấy ngày sau, bạn vô cùng tâm huyết mang concept "Vết sẹo" đến ông bầu với yêu cầu phát triển "Vết sẹo" máu me hơn, mạnh mẽ hơn. Liệu ông bầu có dám nhận tiền của bạn để xây dựng một hình tượng mới dựa trên những điều vô nghĩa đối với công chúng? Trong âm nhạc, rất nhiều. Trong quảng cáo, không hiếm. Nếu chịu khó quan sát và chiêm nghiệm, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy.

• Làm sao chọn một trong hàng tá "con sếp" do công ty quảng cáo đề xuất?

Cách đây 6 tháng, butchi trở về thăm trường thì bất ngờ nhận được lời mời ngồi vào ghế Ban giám khảo cuộc thi Nữ Sinh Thanh Lịch. Nếu xem mỗi thí sinh là một concept thì 10 concept vào vòng chung kết đều mười phân vẹn mười. Điểm yếu của giám khảo butchi là luôn để cảm xúc chế ngự nên chọn bừa một em hợp nhãn (chưa mãn teen nhưng nhìn rất chất).

Trong quảng cáo, bạn cần tỉnh táo khi chọn concept vì rất có thể, sự thành công hay lụn bại phần nhiều đều do concept mà ra. Nếu thấy mình chưa đủ độ chín, bạn có thể tham khảo một số gợi ý mà những người trong ngành đã thanh lọc cẩn thận khi làm việc với khách hàng.

─ Concept có phản ánh đúng chiến lược bạn đang theo đuổi?
─ Concept có đủ mạnh để gây chú ý, đủ hấp dẫn để mời gọi, đủ độ tin cậy?
─ Concept muốn nói gì, thông điệp có đơn giản, dễ dàng ghi nhớ?
─ Concept có sự khác biệt nào, dù nhỏ, so với đối thủ cạnh tranh?
─ Concept có thuyết phục để đánh gục người tiêu dùng?
─ Concept có tốn nhiều tiền khi triển khai, có dễ dàng thực hiện ở nhiều phương tiện truyền thông khác nhau?
─ Concept có thể được viết gói gọn trong phạm vi một con tem, hay chỉ mất 10 giây trình bày cũng hiểu?
Và điều cuối, concept có làm bạn ngạc nhiên, có thể đậu lại trên môi công chúng, có thể tạo scandal tích cực?

Quả thật, chọn concept cũng khó khăn như chọn bạn đời. Bạn có thấy môn đăng hộ đối, tâm đầu ý hợp? Bạn có thấy thoải mái, hãnh diện khi phơi mình trước công chúng? Bạn có quyết không thay lòng đổi dạ mặc cho vật đổi sao dời, miệng đời gièm pha?

Chúng tôi hiểu gánh nặng của bạn khi phải đặt cược tương lai vào một quyết định mang tính sống còn. Nếu bạn chọn giải pháp an toàn, hãy ghi tên mình vào danh sách khách mời của gameshow. Đừng phí đời mình cho quảng cáo, cho "con sếp", cho những khát vọng vươn cao mà ai đó đã trao cho bạn bằng tất cả tấm lòng.

Nếu có cơ hội lựa chọn một concept, bạn đừng dễ tính với những người làm quảng cáo. Hãy thách thức họ tạo nên sự mới mẻ, vượt qua những mức xà, phá bỏ mọi giới hạn. Kết quả nhận được chắc chắn sẽ làm bạn bất ngờ.

Bài viết của butchi trên OPS

Jul 15, 2010

Phỏng vấn một copywriter

Một ngày làm việc của bạn diễn ra như thế nào?

Mỗi sáng, trước khi đến công ty, mình đứng trước gương và tự hỏi chẳng biết tối qua uống cái quái gì mà ý tưởng bay đi hết, giờ ăn nói sao với sếp? Thế là công cuộc tìm kiếm ý tưởng lại bắt đầu, đôi khi đến tận nữa đêm. Phòng sáng tạo nơi mình làm việc ai bước vào cũng khiếp. Tiếng đàn bắt nhịp cho tiếng thét, giọng nam cao vừa dứt là nữ lùn xong vô, cả một liveshow suốt 8 giờ làm việc. Có điều, mỗi khi mình cất giọng là cả đám van lạy xin đừng hát nữa, Vietnam Idol chưa chắc hài hơn ông. Sau bao nhiêu giây phút thảnh thơi là bấy nhiêu nhọc nhằn. Thức suốt đêm để hoàn thành mẫu thiết kế, tranh luận từng từ với giám đốc sáng tạo để bảo vệ chính kiến, nước mắt đầy mi khi khách hàng bác bỏ một ý tưởng. Nhờ đó mà mình trưởng thành hơn, kiên nhẫn hơn, bớt nữ tính hơn.

Bạn tìm nguồn cảm hứng ở đâu?

Khi quảng cáo cho sản phẩm, mình trải nghiệm nó; khi quảng cáo cho một người, mình ăn ngủ với họ. Để tìm ý tưởng quảng cáo cho một loại kem (cà lem), trong 4 ngày liền mình xử hơn 20 cây đủ mùi, tròn méo các kiểu. Khó khăn nhất là quảng cáo cho một hãng xe du lịch. Mình chưa có bằng nên không thể lái, chỉ dám xoay xoay vô lăng, rồi bóp kèn. Nghề của mình không cho phép nằm chờ cảm hứng đến mà phải ép cảm hứng tìm đến với mình. Có tìm sẽ ra. Mình thường bắt đầu từ cây bút chì và tờ giấy trắng. Hết tờ này đến tờ khác, hết ngày đến đêm, khi đầu óc nổ tung thì dừng lại.

Thế bộ phận mỹ thuật đâu, chẳng lẽ thấy chết mà không cứu?
Ý tưởng mình, mình yêu. Người yêu mình, mình giữ.

Mối quan hệ giữa bộ phận viết lời và mỹ thuật trong quảng cáo như thế nào?
Bản thân mình là người viết lời nhưng vẫn cố học đôi điều về mỹ thuật mặc dù vẽ con rồng và con giun không khác mấy. Ngược lại, bộ phận mỹ thuật càng phải hiểu rõ về lời quảng cáo. Thiết kế quảng cáo đơn giản chỉ là mối quan hệ giữa từ ngữ và hình ảnh. Một mẫu quảng cáo tốt phải là sự kết hợp nhịp nhàng giữa từ ngữ và hình ảnh giúp ý tưởng thăng hoa, là cuộc hôn phối thành công giữa kỹ năng hùng biện và góc nhìn nghệ thuật giúp chuyển tải thông điệp. Dù là quảng cáo loại nào thì người viết lời cũng phải chọn lọc từng từ rất cẩn thận và người thiết kế tìm cách thể hiện một cách thông minh. Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ như mẫu quảng cáo dưới đây. Không cần lời vẫn hiệu quả, không la to vẫn gây chú ý.



Bạn đến với công việc viết lách từ khi nào?

Hơn 15 năm. Khi còn đeo khăn quàng đỏ, mình đã tham gia viết bài cho báo teen. Lớn lên một chút, mình cộng tác với một số tạp chí adult. Suốt 15 năm qua, chưa nơi nào đồng ý đăng bài của mình. Thế là mình thử nhảy vào viết lời quảng cáo, và thành công. Giờ bài của mình đã được đăng báo cho người ta gói xôi. Thấy cũng tội mà thôi cũng kệ. Miễn giúp được ai là mình vui rồi. Thật ra viết quảng cáo không phải là công việc nhàn nhã và dễ dàng như ăn xôi, mặc dù đôi khi nó đúng là như vậy. Bạn, chỉ với từ ngữ trong tay, phải viết làm sao cho người khác bật khóc, bật cười. Phải viết làm sao để người khác dừng lại, tin tưởng. Nếu không có nước mắt trong bạn thì đừng hy vọng có nước mắt nơi người khác. Nếu không tin vào từ ngữ của mình thì đừng hy vọng người tiêu dùng tin vào quảng cáo của bạn. Sức mạnh của ngôn từ có nhiều điểm tương đồng với vẻ đẹp con gái. Một khi đào đúng mạch thì thôi rồi lượm ơi!!!

Theo bạn, điều gì tạo nên một người viết lời quảng cáo cừ khôi?

Liên tục nảy sinh những ý tưởng mới lạ. Tâm hồn bay bổng như cánh diều no gió. Bậc thầy về khả năng sử dụng ngôn từ. Thiếu một trong ba, thật khó đi xa. Mình là người nói nhanh nhưng viết chậm. Viết một dòng thì xóa hơn nữa, 5 từ bỏ hết 3, đôi khi loay hoay mấy ngày chỉ viết đúng một câu tựa. Ngày nay, quảng cáo đã thay đổi khá nhiều đòi hỏi người viết lời phải có khả năng làm chủ nhiều dạng văn bản khác nhau từ một bài thơ, cột báo cho đến một câu chuyện kể, lời hát.

Thành công lớn nhất của bạn cho đến lúc này là gì?

Mình đủ tiêu chuẩn lái xe máy chở gái dạo phố. Thước đo thành công mỗi người mỗi khác, mỗi thời điểm mỗi khác. Trong quảng cáo, không có chỗ cho chủ nghĩa cá nhân, càng không có chỗ cho người không tôn trọng tập thể. Hiện tại mình đang phổ nhạc một số bài thơ Haiku trước đây viết tặng bạn gái. Cô ấy cho biết nếu không thành công, những hẹn hò từ nay xin khép lại. Bản thân mình có thể sống không cần tình yêu nhưng không thể thiếu xôi thịt. (Gia đình cô ấy có tiệm xôi thịt khá tai tiếng ở Sài Gòn, không thua đặc sản bún mắng, cháo chửi đất Hà Thành)

Với những bạn trẻ ước mơ trở thành người viết lời quảng cáo, bạn muốn nhắn gì đến họ?

Nếu là trai tự tin, thông minh, giàu nữ tính hoặc gái lang thang, dịu dàng, giàu tưởng tượng, bạn có tố chất để làm nghề này. Hãy tóm lấy cơ hội như tóm cổ gà.
Thực hiện: butchi - Openshare.com.vn

Idea

Phía sau mỗi sáng tạo trên thế giới, dù là con chip siêu nhỏ Intel Hardcore hay con hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis thì người ta đều gửi vào đó một idea để giải quyết vấn đề nào đó.

Quảng cáo cũng vậy. Một thiết kế đẹp gọi là thiết kế mỹ thuật. Một thiết kế có idea gọi là thiết kế quảng cáo. Một thiết kế vừa đẹp vừa có idea gọi là thiết kế “ideal”. Mỗi ngày đọc báo hay xem truyền hình, mắt bạn lướt qua không biết bao nhiêu thông điệp quảng cáo. Cá nhân tôi nghĩ, một thông điệp quảng cáo muốn thành công, trước hết phải thành nhân, mang trái tim và nhịp đập, đong đầy cảm xúc để tìm ra con đường đi vào lòng người.

Nhiều bạn trẻ đang là Copywriter vẫn chưa phát hiện được một chi tiết cực kỳ thú vị ẩn sau tên gọi trong namecard của mình. Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao từ “Copy” đặt trước từ “writer”? Đề nắn nót viết chữ A đầu tiên trong đời, hẳn bạn được hướng dẫn sao chép từng nét một chữ A mẫu. Để rồi nhiều năm sau, khi đã vững tay hơn, bạn có thể sáng tạo kiểu chữ A cho riêng mình (như hình minh họa).




Và cứ thế tiếp tục cho đến Z…

Hãy mang bài học viết chữ A áp dụng vào viết quảng cáo. Khi chưa vững, bạn có thể sao chép từ người khác, vì đây cũng là một cách học. Điều này luôn được khuyến khích. Nhưng khi đã đủ lông đủ cánh, bạn phải tự bay để khám phá những miền đất mới.

Sau thời gian được huấn luyện nghiêm ngặt, chú muỗi con thực hiện chuyến bay đầu tiên trong đời. Khi trở về nhà, muỗi bố ân cần hỏi han: “Thế nào con trai? Thế giới ngoài kia có tuyệt vời không?” . “Tuyệt vời lắm bố ạ. Con bay đến đâu, mọi người vỗ tay chào đón con nồng nhiệt đến đó ”.

Hãy giữ cho sự lạc quan luôn ở trong lòng như loài muỗi, vì sớm muộn gì, idea của bạn cũng bị người khác đập cho đến chết (có khi đập phát chết luôn). Khi số năm kinh nghiệm càng tăng, số lượng idea chết đủ nhiều, bạn sẽ phát hiện ra qui luật 69 trong quảng cáo: idea của bạn phải thỏa mãn khách hàng trước, từ đó khách hàng sẽ thỏa mãn bạn sau. Khi bạn và khách hàng có thể thỏa mãn nhau trong cách làm việc, có thể tìm thấy sự cân bằng trong suy nghĩ của nhau, thì idea không còn là vấn đề mua-bán nữa. Đây là sự cân bằng cần thiết trong nghề quảng cáo. Những ai không thể tìm thấy sự cân bằng này, đã đến lúc thay đổi chỗ làm mới, hay công việc mới.

Humor

Có thể bạn đã bắt gặp ở đâu đó một mẫu quảng cáo độc đáo làm bạn bật cười. Nụ cười là sự gặp gỡ giữa hai khối óc nên quảng cáo hài hước thường giúp người xem nhớ lâu vì nó mang lại nhiều cảm xúc. Để làm được điều này, copywriter không thể là người nghiêm trang.
 
Đồng nghiệp của tôi, những người kiếm sống bằng bím (bút và phím) mặc dù không giống nhau ở tính cách,  nhưng đều có điểm chung ở sự dí dỏm, hoặc trong cách suy nghĩ; hoặc trong cách diễn đạt. Làm quảng cáo mà thiếu tiếng cười cũng như xe máy thiếu chất nhờn, chạy thì có chạy nhưng mà dễ bốc khói lắm.

Cuối tuần vào siêu thị, tôi nghe hai bà mẹ trò chuyện.

-Trời, thằng Bi nhà bà đây hả? Sao lúc này nó khác quá.
- Khác như thế nào?
- Vừa cao to vừa bụ bẫm. Cho nó uống sữa gì vậy? Vinamilk chăng?
- Không hề.
- Dumex?
- Xoàng.
- Chứ sữa gì?
- Dutch Ladyboy.

Tôi tin rằng nụ cười trong quảng cáo có thể dễ dàng vượt qua rào cản ngôn ngữ.


-----st

Food

James Webb Young, một copywriter rất cừ khôi (đã mất) nhận xét người viết lời quảng cáo đọc bất cứ thứ gì để trên bàn, như bò gặm cỏ vậy. Không gặm thì không có sữa. Không đọc thì không có chữ.

Mồi lửa cho sự sáng tạo chính là óc tò mò, luôn có nhu cầu tìm hiểu về mọi thứ xung quanh. Cuối tuần trước, tôi vào girlspace.com.vn làm bài trắc nghiệm. Kết quả đúng 13/15 câu hỏi. Khi so sánh với bài làm của nhiều em gái mới lớn, tôi tự hào nói rằng mình hiểu cơ thể phụ nữ còn nhiều hơn chính mấy em. Có thể vì tôi nhiều tuổi hơn, và đã trải qua vài ba cuộc tình xôi thịt. Nhưng các lí do đó vẫn chưa đủ thuyết phục. Có lẽ tính tò mò về phụ nữ của tôi đến một cách tự nhiên, ngay khi còn bé, nên số lượng sách về phụ nữ mà tôi đã đọc luôn vượt quá số tuổi của mình.

Như một đầu bếp có niềm đam mê kỳ lạ đối với các loại gia vị, copywriter phải tập cho mình thói quen đọc sách như ăn cơm, uống nước. Bạn có thể đọc bất cứ thứ gì mà bạn cảm thấy hứng thú với nó: văn, thơ, nhạc, Kamasutra, Tố Nữ Kinh, vân vân và vân vân. Vì việc đọc sẽ đưa bạn đặt chân đến những chân trời tri thức mới lạ, và cảm hứng sáng tạo sẽ bùng lên theo mỗi sải chân.

Những ý tưởng của tôi hầu hết được hình thành từ ba nguồn: vốn sống, sự quan sát và óc tưởng tượng. Tôi còn nhớ một kỷ niệm vô giá khi thực hiện quảng cáo cho một nhãn sữa. Trong quá trình đi tìm tư liệu để viết, tôi ngỡ ngàng phát hiện nguồn sữa tự nhiên của mẹ cho con bú không phụ thuộc vào "kích thước và hình dáng của bình". Trước đây, tôi cứ nghĩ "bình to không lo thiếu sữa" nên không hiểu tại sao chị hàng xóm suốt ngày than thiếu sữa cho thằng cu Bi, mặc dù "bình của chị" nhìn rất đầy đặn. Chẹp chẹp ...

Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói "món ăn bài thuốc". Đó là cả một quá trình nghiên cứu và thử nghiệm một cách khoa học. Không phải món ăn nào cũng bổ tinh, sinh khí. Không phải copywriter nào cũng sinh ra là bò, yêu thích việc gặm cỏ. Nếu không có được bản tính gặm cỏ tự nhiên như loài bò, bạn cũng nên tập dần cho quen vậy.

Mỗi ngày một ít, gặm đến khi nào bạn cảm thấy muốn bỏ nghề copywriting thì thôi.

Experience

Nghịch lý trong ngành quảng cáo là người càng không có kinh nghiệm lại càng có khả năng nghĩ được nhiều ý tưởng. Nhưng phải là người đầy kinh nghiệm mới có thể đánh giá và sàng lọc cái nào dùng được, cái nào không. Nghĩ được một ý tưởng độc đáo bằng sự xào nấu đã khó, nghĩ được một ý tưởng độc đáo bằng sự trải nghiệm cá nhân còn khó khăn hơn; nhưng giữ cho ý tưởng độc đáo đó đi vào cuộc sống mới là khó khăn thực sự.

Kinh nghiệm của người khác là thứ không thể mua được bằng tiền, cũng không thể mua được bằng rất nhiều tiền, càng không thể copy/paste. Tuy nhiên, nếu chịu khó quan sát và học hỏi, bạn sẽ có cái nhìn tươi mới về mọi thứ xung quanh.

(Trong một đàn ngựa vằn hàng triệu con, làm sao chú sư tử Alex tìm ra người bạn thân yêu Marty của nó? Vâng, 999.999 con ngựa vằn đều trắng sọc đen, duy nhất con Marty là đen sọc trắng. Chỉ cần thay đổi góc nhìn chút xíu, bạn sẽ nhận ra bao điều thú vị)

Tôi lao đầu vào ngành quảng cáo ở tuổi hai mươi sáu với vốn tự có là bốn cuộc tình thất bại, ba cái bao cao su, hai viên đạn và một cây súng. Tôi tự hứa với lòng, như ông già Carl Fredricksen trong phim Up, là sẽ lên đường thực hiện một chuyến phiêu lưu. Ngay chuyến đi đầu tiên, tôi đã không thành công vì thiếu kinh nghiệm, cứ nghĩ đơn giản là ba cái bao cao su sẽ giúp tôi một bước lên mây, như hàng nghìn quả bóng cao su đưa ông già Carl lên đỉnh.

Tôi thử lại, thử thêm lần nữa, và cuối cùng cũng lên đỉnh trọn vẹn. Dĩ nhiên là với bóng cao su chứ không phải bao cao su. Kinh nghiệm là vô giá nhưng Never Give Up là Ngu. Bạn phải dừng lại, đừng lướt quá nhanh, để hiểu công việc hiện tại có giúp ích gì cho công việc tương lai hay không. Nếu "không" thì rút nhanh may ra còn kịp.

Thiếu kinh nghiệm không phải lỗi của bạn, cũng không phải lỗi do tạo hóa. Đó chỉ là vấn đề thời gian.

----st

Deadline

Vạn vật trên đời sinh ra đều tồn tại trong một hạn định thời gian nào đó: một người sắp làm mẹ, một lon Cocacola, một trận mây mưa sấm chớp... Trong ngành quảng cáo, hạn định thời gian được gọi là deadline. Nếu là một copywriter mới tinh như gái trinh, deadline sẽ là cơn ác mộng đối với bạn.

36 tháng trước, tôi được yêu cầu nghĩ kịch bản quảng cáo cho một mặt hàng mà cá nhân tôi nhận thấy rất khó quảng cáo. Tôi có bốn ngày để chuẩn bị mà mất đến ba ngày chỉ để nhìn lên trần nhà rồi nhìn xuống tờ giấy. Ngày cuối cùng, tôi xin phép ra ngoài để hít gió mát, và không quên để lại lời nhắn "sẽ trở về với một container ý tưởng". Càng về cuối, tôi càng đuối nên trở về với chiếc xe không. Sếp gọi vào phòng.

- What the heo do you think you're doing, man? What's your job?
- I'm sorry.
- Sorry, sorry, sorry. Don't say sorry. You are lazy.
- (Silence)

Bình thường ông không như thế, nhưng hôm đó chắc là deadline quá ngắn, gây cho ông nhiều áp lực. Trên đường về, tôi ghé vào nhà thuốc mua chai thuốc bổ, lột nhãn, gói lại kèm theo tấm thiệp nhỏ "Boss, take it when you are under high pressure tonight".

Sáng mai, ông tươi hẳn, khuôn mặt hớn hở như trẻ con được quà, như đàn bà được yêu, nhắn tin cho tôi "Thanks man. It's good taste. I need more". Tôi lại phải ngược vào nhà thuốc mua thêm 2 chai Cao Ích Mẫu. Lần này không cần gói lại vì ông muốn tự mình xé tem, xem nhãn.

Deadline ngắn hay dài không còn quan trọng khi bạn có thể biến công việc trở thành niềm vui, vì niềm vui là chất bôi trơn cho sáng tạo sổ lồng. Hãy tin tôi, ở đâu có tiếng cười, ở đó ý tưởng nở hoa. Nhưng nếu deadline đã dí sát sau lưng mà bạn vẫn bí ý tưởng thì sao? 4 giờ sáng, tìm đâu ra chai Cao Ích Mẫu thêm năng lượng để chiến đấu trong buổi họp lúc 10 giờ đây?

Khi đó bạn cần công cụ khác, tác động nhanh hơn Cao Ích Mẫu lại không mất tiền mua.

Anh bộ đội bị thương trong một trận càn ở chiến trường Củ Chi năm 1965. Người duy nhất chăm sóc anh là một cô y tá đẹp người đẹp nết. Vết thương vừa lành cũng là lúc anh nhận lệnh phải hành quân đi xa. Deadline là 5 giờ sáng. Họ còn một giờ để nói những gì cần nói. Lúc 4 giờ, bên gốc si già, họ trao nhau miếng hôn đầu đời nóng hổi. Bất ngờ, cô y tá tha thiết yêu cầu anh bộ đội bắn vào hồng tâm của mình. Vì tình yêu quá lớn, anh ném ba lô, tháo thắt lưng, đặt hai quả mìn xuống bờ cỏ, và phát hiện thằng nhỏ đã "ướt" tự bao giờ. Đạn lép.

Anh bộ đội phải làm gì để hoàn thành nhiệm vụ với người yêu dấu khi deadline đã gần kề? Let your finger do the fucking.

Trong ngành quảng cáo, trễ deadline cũng là việc bình thường, nhưng nếu bạn cứ trễ deadline nhiều lần, đó là việc bất thường. Anh bộ đội đâu có ngồi yên nhìn deadline trôi qua tầm tay trong khi cô y tá xinh đẹp đang hối thúc, phải không. Anh đã hành động. Thế nên, bạn cũng đừng ngồi yên khi deadline đang đến.

Sau vài năm làm việc, tôi nhận thấy deadline được tạo ra, dù ngắn hay dài, không phải để gây áp lực thời gian mà giúp bạn hoàn thành công việc đúng thời hạn.

Điều này không chỉ áp dụng cho riêng ngành quảng cáo.

--------st

Client

- A lô, cho tôi nói chuyện với bộ phận design.
- Dạ thưa, chị cần gì cứ nói với em được rồi ạ.
- Em là ai?
- Dạ, em là Linsay Lộ Hàng, làm việc ở bộ phận dịch vụ khách hàng.
- Oke, bên em design kiểu gì kỳ cục zậy. Cái poster quảng cáo mỹ phẩm nam giới, tút hình kiểu gì mà da mặt của người mẫu nam láng như da háng thế kia? Mà da háng cũng chưa thể láng được như thế.
- Tò te tí, tò te tí...

---

Bà khách hàng ăn nói kỳ cục hay poster được thiết kế kỳ cục? Hoặc cả hai đều kỳ cục? Rất có thể.
Nghề quảng cáo cho bạn cơ hội tiếp xúc với đủ dạng khách hàng: có người hàng to, có người hàng nhỏ, và có người bình thường như Đan Trường. Là một copywriter, bạn không được phép từ chối phục vụ khách hàng, trừ khi bạn làm freelance. Quy tắc ở đây là brief vào, idea ra.

Không ị ra được idea là bạn chết. Dĩ nhiên, lúc đầu bạn chỉ ị được cục nho nhỏ thôi, sau đó lớn dần, và cuối cùng, trong một giây phút xuất thần, bạn ị được một cục big idea.

Nhưng quan trọng hơn là làm sao bán được cái big idea đó cho khách hàng.

Nhìn chung, khách hàng sẵn lòng mở cửa mình đón nhận sự sáng tạo, miễn là họ thật sự hiểu những gì bạn nói. Còn không, cái bạn cho là big idea, trong mắt khách hàng chỉ là big shit. Đừng cãi nhau với khách hàng, vì nếu họ còn không hiểu được idea của bạn muốn nói gì, thì cơ may nào người tiêu dùng hiểu được quảng cáo của bạn. Hãy chấp nhận thất bại và làm lại từ đầu.

Những người mới mon men vào nghề copywriting rất hay ảo tưởng, rằng những gì ta tạo ra đều là kiệt tác đi vào huyền thoại, chỉ đến khi bị khách hàng tát mấy phát vào mông mới tỉnh giấc mộng Kinh Kha.

Quảng cáo là ngành dịch vụ nhưng bạn không phải là nô lệ của khách hàng.
Cuộc sống chúng ta được bao phủ trong vô vàn các mối tương giao: bạn bè, chủ tớ, đồng nghiệp, đồng hương, đồng hội, đồng thuyền. Làm quảng cáo cũng vậy. Hãy cố gắng hòa đồng để thấu hiểu nhu cầu và sở thích của khách hàng. Trước hết, hãy tạo dựng mối quan hệ bạn bè, dù sớm hay muộn, rồi bạn sẽ được cái bẹn bà.

Output là BIG IDEA của bạn sẽ được khách hàng đón nhận với tất cả niềm yêu thích.

---st

Account Executive

Có 3 yêu cầu đối với một người Account Executive: nhiệt tình, bình tĩnh, duyên dáng.

Trong lĩnh vực quảng cáo, người ta thường tuyển những người nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm để đào tạo hơn là chọn người nhiều kinh nghiệm nhưng thiếu nhiệt tình. 

Yêu cầu thứ 2 là bình tĩnh để lắng nghe và giải quyết những khúc mắc của khách hàng, vì chúng tôi thường ví von nghề Account là nghề đi khách chuyên nghiệp. Khách hàng thì đa dạng nên bạn cần thay đổi để thích nghi, biết khi nào cứng khi nào mềm để hoàn thành công việc. 

Yêu cầu thứ 3 là duyên dáng, cả hông háng mặt mày, vì người Account là bộ mặt của agency. Một gương mặt mốc hiếm khi gây được thiện cảm với người đối diện (đó là lí do tại sao tôi không thể làm Account Executive dù rất muốn đi khách để kiếm thêm thu nhập).

Bạn thấy đó, nhân viên quảng cáo thuộc đủ thành phần, lứa tuổi, nhân cách. Dù bạn giàu hay nghèo, les hay gay, hướng nội hay hướng ngoại, thì quảng cáo vẫn luôn có chỗ cho bạn. Hãy làm những gì bạn thích, vì nếu nghề mà không vui thì bạn đang phí bỏ cuộc đời.

--------st

Từ ngữ nào quan trọng nhất trong quảng cáo?

Nếu bạn buộc phải đoán một từ được xem là quan trọng nhất trong quảng cáo, bạn sẽ đoán nó là gì? “Miễn phí”, “đặc biệt”, “giảm giá”, “bán hàng”, “mới”, “nâng cấp”, “lớn hơn”, hay “tốt hơn”,...? Rất nhiều từ ngữ trong quảng cáo ngày nay đánh mất ý nghĩa của nó, bị sử dụng sai cách hay bị lạm dụng quá mức. Đó hiển nhiên không phải là lựa chọn thích hợp.
 
Các thuật ngữ kiểu như “sang trọng”, “độc nhất” và “hàng đầu thế giới” trở nên vô nghĩa khi được áp dụng vào mọi thứ trong những khách sạn tới các nhà hàng, quán ăn nhanh. Chúng ta thậm chí không thể trông cậy vào các từ “nhẹ nhàng”, “ăn kiêng” hay “ít béo” để thực tế miêu tả những gì mà một nhà hàng phục vụ.

Những gì các nhà quảng cáo ngày nay đang làm đó là tạo ra một thị trường quảng cáo quá cường điệu và phóng đại – nơi mà người tiêu dùng dần mất lòng tin vào lời miêu tả về các sản phẩm/dịch vụ được cung cấp trên thị trường.

Song điều đáng mừng là Internet và các trang web với sự nhấn mạnh tới yếu tố nội dung đã mang lại cho các nhà quảng cáo một cơ hội bù đắp và đưa ra nhiều thông tin ý nghĩa hơn tới các khách hàng.
Từ ngữ nào là quan trọng nhất trong quảng cáo?

Tương đồng với ý kiến của nhiều chuyên gia, Jerry Bader, chủ tịch MRPwebmedia, một công ty thiết kế web tại Mỹ, cho rằng đó là một từ ngữ khá đơn giản và vô thưởng vô phạt: “như”. “Như” là từ ngữ không mang tính miêu tả rõ nét nhưng nó sở hữu một sức mạnh nhận thức hoá mà các công ty cần tới để xây dựng đặc tính kinh doanh, để định hình tính cách nhãn hiệu và để định vị sản phẩm/dịch vụ trong tâm trí khách hàng.

Câu nói “Một trang web không có video sẽ như...” sử dụng sức mạnh của phép ẩn dụ để diễn giải làm thế nào từ “như” có thể kết tinh một ý tưởng trong tâm trí khách hàng.

Ẩn dụ, Loại suy, Câu chuyện: Những người bạn tốt nhất của các nhà quảng cáo

Phép ẩn dụ giúp giải thích các khái niệm phức tạp và các quy trình khó để hiểu bằng việc so sánh chúng với những kiến thức phổ biến, thân quen hàng ngày. Chúng ta sử dụng phép ẩn dụ hàng ngày, thậm chí đôi khi không nhận ra chúng ta đang sử dụng nó. Tôi “phi” tới văn phòng. Tôi làm việc như “trâu”. Và có một “rừng” công việc ngoài kia.

Phép ẩn dụ là hết sức thiết yếu với cách thức chúng ta giao tiếp với nhau và với thành công của các hoạt động quảng cáo và giao tiếp tiếp thị.

Phép ẩn dụ có thể được mở rộng thành phép loại suy, phép so sánh. Và các phép loại suy, phép so sánh chuyển thành các câu chuyện. Để rồi câu chuyện trở thành chiến dịch. Và một chiến dịch được phát triển theo phương thức này sẽ có nhiều cơ hội lớn nhằm đưa ra được các nội dung có ý nghĩa tới khách hàng.

Không có cách nào tốt hơn để chiến thắng sự chống đối của khách hàng bằng việc đặt sự chống đối đó vào một viễn cảnh với các câu chuyện bóng gió thích hợp.

Chíên thắng sự chống đối: Bao lâu thì quá lâu?

Một thực tế dễ thấy nhất đó là ngày càng có nhiều lời phàn nàn, kêu ca từ không ít người sử dụng web thiếu kiên nhẫn về việc họ phải mất quá nhiều thời gian để chờ đợi những thứ trên trang web. Mỗi lần Jerry Bader nghe thấy điều này từ ai đó, ông là nhớ tới câu chuyện về lần giới thiệu mới đây của sản phẩm máy ảnh nhãn hiệu Polaroid Land.

Trước khi các cửa hàng ảnh lấy ngay sử dụng công nghệ hiện đại ra đời, mọi người phải chờ đợi hàng tuần để có được các bức hình của họ tại các cửa hàng ảnh địa phương. Và thời điểm mà chiếc máy ảnh Polaroid được giới thiệu với tính năng cung cấp ảnh ngay trong 60 giây, mọi người hết sức ngạc nhiên; kỷ nguyên của sự hài lòng trong tức khắc đã được mở ra.

Câu chuyện của Jerry cũng bắt đầu từ đây. Một nhà các nhà phiêu lưu mạo hiểm quyết định đi vào sâu các khu rừng nhiệt đới ở Brazil để tìm hiểu về những người thổ dân bản xứ. Khi các nhà thám hiểm tới thăm một bộ lạc mà dường như chưa bao giờ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, họ nhanh chóng kết thân với các thổ dân và sử dụng máy ảnh Polaroid để chụp hình. Những thổ dân rất thích thú với các bức hình họ chưa từng bao giờ được thấy trước đây, nhưng họ có một lời phàn nàn: “Tại sao phải mất nhiều thời gian như vậy để có được bức hình?”.

Vấn đề không phải ở công nghệ, vấn đề chính ở nhận thức. Cũng như những người thổ dân thấy rằng 60 giây là quá lâu để cho ra một bức ảnh thì nhiều người sử dụng web cũng nhận thức rằng internet hiện quá chậm trong khi thực tế rằng đó là một bước tiến nhảy vọt về công nghệ nơi mà bất cứ ai với một chiếc máy tính và có kế nối internet đều có thể tiếp cận thông tin từ khắp nơi trên thế giới trong một vài giây, hay tệ nhất là một hai phút.

Câu chuyện tốt hơn, giao tiếp tốt hơn

Giải pháp cho vấn đề đó là những giao tiếp tốt hơn để đảm bảo bản thân công ty và thông điệp của công ty được hiểu rõ tức thì. Những ai thực sự quan tâm tới những gì công ty đưa ra sẽ chờ đợi trang web hay video để đọc và tải về. Những gì khiến họ thất vọng đó là khi họ chờ đợi và thay vì có được các thông điệp ý nghĩa, họ lại nhận được một mớ các thông tin vô nghĩa, không mấy liên quan, mang tính tự khen hay hoàn toàn không thể hiểu được.

Một thông điệp quảng cáo cho dù trên internet hay trên báo chí truyền thống đều có thể đánh mất khách hàng nếu nó khó hiểu, lộn xộn, quá phức tạp hay mang tính triết lý suông.

Các công ty cần đảm bảo những thông điệp dễ hiểu, gắn kết và đáng nhớ. Và một trong những cách thức tốt nhất để truyền tải thông điệp đó là so sánh nó với cái gì đó mà người nghe có thể liên quan tới. Chẳng hạn như: “Nó như việc dạy những đưa con của bạn một bài học cuộc sống bằng việc đọc cho chúng nghe một các câu chuyện ngụ ngôn Aesop”.

Tìm kiếm sự ẩn dụ của riêng mình

Một vài người có sở trường diễn đạt mọi thứ theo cách gây chú ý tức khắc cho người nghe, và quan trọng hơn là nó nằm sâu trong trí nhớ của mọi người. Đối với những ai thường xuyên phải giao tiếp, tiếp thị, quảng cáo hay tiến hành kinh doanh, đó là một kỹ năng cần thiết được học hỏi qua nhiều năm.

Việc tạo dựng một thông điệp quảng cáo mà mọi người sẽ xem, nhớ và làm theo lời kêu gọi đòi hỏi sự gắn kết cả về thời gian lẫn tiền bạc và các công ty sẽ muốn đảm bảo rằng nó truyền tải hiệu quả nhất thông điệp của họ. Thay vì sử dụng các phương thức truyền thống tập trung vào thông tin và đặc tính, hãy thử cái gì đó khác biệt. Hãy thử xây dựng một chiến lược dựa trên phép ẩn dụ qua đó đưa ra được đặc tính nhãn hiệu và các giá trị cảm xúc gia tăng của công ty.

Vậy phải bắt đầu từ đâu? Các công ty cần  giải thoát bản thân khỏi sự cứng nhắc và trọng tâm vào các yếu tố truyền thống. Nếu việc này xem ra là điều khó để thực hiện trong suy nghĩ của một người lớn, hãy bắt đầu với các bước đi của trẻ thơ.

Tập trung vào quan niệm và nhận thức

Bất cứ chiến dịch tiếp thị nào – cho dù được thực hiện quan web video, email, quảng cáo tạp chí, quảng cáo banner, truyền hình hay truyền thanh,... - sẽ chỉ hiệu quả nếu nó tập trung vào duy nhất một thông điệp.
Tại trái tim của tất cả các quảng cáo đó là lời hứa bạn cam kết đưa ra cho các khách hàng. Không quan tâm tới việc bạn tiếp thị thông minh hay đáng nhớ như thế nào, nếu thất bại trong việc đưa ra lời hứa đó, mọi thứ chắc chắn sẽ không thể thành công.

Có một bài học từ các chính trị gia. Những ý kiến phát biểu trước đám đông của các chính trị gia là hết sức quan trọng. Các chính trị gia không thể giúp đỡ bản thân họ; họ hứa với người dân những gì người dân muốn nghe, và rồi sau đó họ thất bại trong việc thực hiện lời hứa của mình. Kết quả là mọi người mất lòng tin vào những gì các nhà chính trị nói.

Thất bại với việc đảm bảo các lời hứa rẻ nhất, tốt nhất, hay nhiều tính năng nhất không khác gì một chính trị gia hứa sẽ không có bất cứ khoản thuế mới nào cả. Rõ ràng những kiểu lời hứa như vậy sẽ là thảm hoạ tiếp thị.

Việc áp dụng phương pháp quan điểm này đòi hỏi một mức độ nhất định sự tự tin và hiểu rõ rằng công ty sẽ phải từ bỏ một cái gì đó để đón nhận một cái khác bù lại. Chẳng hạn nếu công ty đưa ra đặc tính của mình như là đồng hồ Timex giá rẻ và dễ kiếm, công ty đang từ bỏ những khách hàng tìm kiếm các đồng hồ hiệu Rolex đắt tiền và độc nhất.

Một trong những quảng cáo đáng nhớ nhất từng xuất hiện trên truyền hình đó là vào năm 1985 với quảng cáo giới thiệu máy tính Apple Macintosh. Thông điệp quảng cáo không đề cấp bất cứ điều gì liên quan tới máy tính nhưng nó vẫn tạo dựng được một đặc tính và hình ảnh nhãn hiệu rõ nét của nhãn hiệu Apple cho tới tận ngày hôm nay.

Nếu thông điệp tiếp thị của bạn thiếu kiểu sức mạnh và đặc tính như vậy, nếu quảng cáo của bạn bị lạc lối, hay lép vế so với các đối thủ cạnh tranh, hãy nhanh chóng tìm ra một phép ẩn dụ giúp tức thì nói với các khách hàng của bạn rằng bạn là ai và tại sao họ nên quan tâm tới bạn.

Theo Bwportal