Aug 31, 2010

Phở bò

Nguyên liệu:
Xương ống lợn hoặc bò (hoặc dùng đuôi lợn/bò)
1 miếng bắp bò để làm thịt chín
2 lạng thịt thăn mềm để làm thịt tái
1 ít quế, thảo quả, hồi
Hàng tây, hành hoa, húng bạc hà, chanh, ớt

Aug 29, 2010

Tôm chiên vàng giòn

Cà ri gà kiểu Thái

Cách nấu món cà ri rất nhanh và đơn giản, chúc các bạn thành công nhé 

Thịt ba chỉ kho sả và canh cua mồng tơi

Nguyên liệu:
Thịt lợn ba chỉ: 500g.
Sả: 2 cây.
Sốt ướp thịt cá Cholimex
Tiêu, đường, hạt nêm, nước mắm   
Cua đồng: 200g
Mướp: 1 quả
Mồng tơi: 1 mớ
Rau đay: 1 mớ
Cà pháo: 1 bát con (mua 2000đ)

Trứng cút bọc thịt sốt cà, canh rau dền tía nấu tôm

Nguyên liệu:

- 11 quả trứng cút: 5.500 đ
- 1 lạng tôm : 8.000 đ
- 0.27 lạng thịt nạc xay: 20.000 đ
- 2 quả cà chua: 2000 đ
- Hành lá : 1.000 đ
- Rau dền tía: 3.000 đ
- 0,5 kg chôm chôm nhãn: 10.000 đ

Canh củ sen giò heo mát lành

Củ sen bào vỏ, cắt miếng dày khoảng 7mm (hoặc tùy thích dày hơn, nhưng đừng cắt  mỏng, khi nấu dễ gãy), ngâm vào nước muối loãng.
Giò heo cạo rửa sạch, trụng qua nước sôi cho sạch..

Bữa cơm ngày mưa: Cá chiên sả, canh tôm khoai mỡ và bông cải xanh

Chỉ với tiền chợ là 48000 đồng, mình có thể nấu bữa cơm ngon lành cho cả nhà rồi.

Nguyên liệu:

- 0,28 kg cá cờ : 24000 đ
- 1 lạng tôm : 8000 đ
- 1 củ khoai mỡ: 7000 đ
- 1 bông cải xanh nhỏ : 7000 đ
- 1 cây sả + ớt: 1000 đ
- Hành lá + ngò gai: 1000 đ
- Các nguyên liệu và gia vị khác nhà có sẵn.

Cơm chiên cà chua - giăm bông


Nguyên liệu: 
Cà chua tươi 1 quả
Xốt cà chua (ketchup) 150g
Cơm 1 bát
Giăm bông 50g
Đậu Hà Lan 50g
Trứng 1 quả
Hành tím băm 1 thìa nhỏ
Hạt nêm
Xì dầu
Chút hành xanh thái nhỏ
Rau xà lách trang trí 

Aug 27, 2010

Ragu gà

Nguyên liệu:

• 1 kg gà (có thể nấu nguyên con hay chỉ nấu đùi).
• 300g khoai tây bi.
• 100g cà rốt.
• 1 củ hành tây, 2 tép tỏi (băm nhỏ), 1 cây boa rô (tỏi tây) cắt khúc.
• 5 cái lá thơm (bay leaves).
• 100g cà chua chín đỏ xay nhuyễn, 2 muỗng xúp cà chua hộp (tomato paste)
• Muối, đường, hạt nêm, dầu ăn, bơ lạt.

Trứng cuộn hành thơm phức

Món trứng này tuy đơn giản nhưng ăn rất ngon, thơm phức mùi hành. Bạn có thể làm trứng cuộn cho bữa sáng hoặc cho vào hộp cơm mang theo ăn trưa.

Bò nhúng dấm chấm mắm sả ớt

Nguyên liệu:

Thăn bò, loại thật mềm
1 chai dấm gạo, mắm nêm
Nước dừa (1 quả)
Chuối xanh, khế, dưa chuột, dứa chín
Bún rối, rau xà lách + rau thơm
Tỏi, sả, ớt, bánh tráng

Aug 11, 2010

Chấm điểm điện thoại wi-fi giá tốt Nokia C3

Thiết kế đẹp, kết nối phong phú, đa tính năng và trên hết là mức giá hợp lý, Nokia C3 đang được rất nhiều người tiêu dùng ngóng đợi. Tại thị trường châu Âu, được bán với giá 90 Euro (khoảng 2,5 triệu VNĐ), Nokia C3 là chiếc điện thoại tầm trung duy nhất trong “gia đình Nokia” được trang bị kết nối Wi-Fi. Tại Việt Nam, C3 dự kiến sẽ ra mắt vào trung tuần tháng 7 cũng với mức giá đầy hứa hẹn. Điều này thực sự sẽ khiến các đối thủ cùng phân khúc của Nokia phải dè chừng.

9.5 điểm cho thiết kế

Chiếc điện thoại bóng bẩy này sở hữu vẻ ngoài tuyệt vời với thiết kế mỏng cùng sự phối hợp giữa màu sắc và lớp vỏ kim loại sang trọng đã mang lại một vẻ ngoài khác biệt. Máy có 3 phiên bản màu: Hồng, xanh và vàng đồng. Ấn tượng đầu tiên mà bạn có thể cảm nhận khi cầm trên tay Nokia C3 chính là phảng phất hình ảnh của chiếc Nokia E72/E63 vốn rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Những “điểm cộng” trong thiết kế của E72 được Nokia tiếp tục sử dụng và trang bị trên C3. Mặt khác, đã có một vài cải tiến và thay đổi nhỏ giúp cho chiếc C3 trở nên trẻ trung hơn, thời trang hơn so với chiếc E72 lịch lãm, có phần già cỗi.

Với trọng lượng 114g và số đo 3 vòng là 115.5 x 58.1 x 13.6 mm, C3 có vẻ nhỉnh hơn chiếc BlackBerry Bold một chút nhưng bề ngang hẹp hơn. Màn hình của C3 sáng và có độ tương phản tốt. Màn hình xoay ngang của C3 có kích thước rộng 2,4 inches, phân giải 320 x 240 pixels và 256 nghìn màu. Hiển thị bên trong là những hình nền và icon màu sắc tươi vui, rực rỡ phù hợp với giới trẻ.


Ngay dưới màn hình chính là hệ thống phím tùy chọn và bàn phím QWERTY. C3 không có Trackpad quang học mà sự dụng phím định vị 5 chiều giống E71. Mặt sau đơn giản với một Camera 2 MP không có đèn flash và nắp pin được làm bằng kim loại khá chắc chắn. Nhìn chung, Nokia C3 có một thiết kế hài hòa, vừa đủ để toát lên vẻ tinh tế, sang trọng và cũng vừa đủ để thể hiện sự trẻ trung, hiện đại, phù với tiêu chí khách hàng mà Nokia đã hướng tới.

8 điểm cho tính năng

Với tiêu chí sản phẩm luôn kết nối tới mạng xã hội, Nokia C3 đã cài đặt sẵn các ứng dụng Facebook, Twitter. Ngoài ra máy còn hỗ trợ Yahoo Messenger, Google Talk, Ovi Chat và Windows Live Messenger, truy cập nhanh các tài khoản Gmail, Ovi mail… Các bước thao tác để thiết lập rất đơn giản và dễ dùng. Bạn sẽ mang các trang web theo cùng khi kết nối internet bằng 2G hoặc Wi-Fi. C3 có bộ nhớ trong của 55MB. Bạn có thể mở rộng bộ nhớ ngoài bằng thẻ MicroSD lên đến 8GB.

Máy ảnh trên Nokia C3 đạt phân giải 2MP không có đèn flash. Dù “số chấm” không cao nhưng camera này tích hợp nhiều tùy chọn hữu dụng: Autofocus, tự động hẹn giờ, zoom 4x, ngắm toàn màn hình, công nghệ cân bằng trắng, tông màu và các hiệu ứng. Máy có thể quay video ở độ phân giải 320 x 240 pixel.

Ở tính năng chơi nhạc, âm thanh C3 cho ra rất dễ nghe. Giao diện Music Player đơn giản thuận tiện để sử dụng. Máy hỗ trợ file định dạng MP3, WMA, AAC, eAAC, eAAC + (đối với âm thanh) và MPEG-4 (đối với video.


8.5 điểm cho sử dụng

Nokia C3 là model sử dụng hệ điều hành S40 đầu tiên được trang bị bàn phím QWERTY, cũng là mẫu điện thoại đầu tiên chạy trên nền tảng này cho phép truy cập mạng xã hội trực tiếp từ màn hình chủ. Người dùng có thể theo dõi, bình luận, cập nhật thông tin và chia sẻ hình ảnh trên Facebook hoặc Twitter.

Tốc độ duyệt web trên Browser mặc định hoạt động trên GPRS/EDGE đủ để bạn hài lòng. Trình duyệt này hỗ trợ HTML đầy đủ và tốt như trên WAP 2.0. Nokia C3 hoạt động trên nền tảng S40 vốn được đánh giá cao về tính thân thiện và có hỗ trợ tiếng Việt, bởi vậy người dùng sẽ không phải mất nhiều thời gian để làm quen. Ngay ngoài màn hình chính là ba thanh công cụ Toolbar cho phép bạn cài đặt tùy chọn cá nhân. Một tùy chọn vốn chỉ được trang bị trên các máy cao cấp sử dụng Symbian OS của Nokia.

Khả năng liên lạc và đàm thoại trên C3 ổn định. Loa ngoài lớn, loa trong khá ấm và không bị hiện tượng lẫn tạp âm. Để tăng giảm volume khi thực hiện cuộc gọi, bạn cần bấm phím định vị theo chiều lên-xuống bởi máy không có phím chỉnh chuyên dụng.

Đây cũng là chiếc Nokia đầu tiên hoạt động trên nền S40 được trang bị bàn phím QWERTY. Các phím nhỏ, nằm sát nhau, hơi khó bấm nhưng bù lại có độ nẩy êm nên hạn chế việc mỏi tay khi soạn thảo những đoạn văn bản, tin nhắn dài. Pin BL 5J đi kèm có dung lượng 1320 mAh đảm bảo cho máy hoạt động trung bình trong 3-4 ngày. Một con số ấn tượng.

Kết luận

Thiết kế đẹp, kết nối phong phú, đa tính năng và trên hết là mức giá hợp lý, Nokia C3 phù hợp với đa số người dùng, từ giới trẻ ưa kết nối đến cả dân văn phòng khó tính.

Ưu điểm: Thiết kế hiện đại, trẻ trung, kết nối rộng, giá rẻ.

Nhược điểm: Không có kết nối 3G, máy ảnh thiếu đèn flash, video clip quay được thường xảy ra hiện tượng giật và vỡ hình.

Thanh Thúy (Bài đăng trên Tạp chí XHTT - Sức Mạnh Số tháng 07 /2010)

Chọn ống kính chụp phong cảnh

Nếu bạn đang cần tìm hiểu về ống kính để chụp phong cảnh thì tiêu chí đầu tiên cần khi cân nhắc đó là một ống kính góc rộng bởi vì loại ống kính này có khả năng bao quát được một trường nhìn rộng và điều đó thật lý tưởng để chụp tất cả những cảnh quan tuyệt vời đang ở phía trước bạn.

Sự ảnh hưởng của ống kính góc rộng

Tại sao những ống kính góc rộng lại được ưa chuộng bởi các tay máy thích chụp phong cảnh? Câu trả lời rất đơn giản: bởi vì ống kính góc rộng có sức cuốn hút đặc biệt đối với ánh nhìn của người xem. Khi bạn gắn một ống kính góc rộng vào máy ảnh DSLR, bạn sẽ nhận ra rằng ống kính này có thể hiển thị cho bạn một cái nhìn ôm trọn tất cả mọi thứ giống như mắt thường có thể nhìn thấy. Chỉ cần hơi nghiêng ống kính xuống một chút, thậm chí bạn đã có thể chụp được đỉnh ngón chân cái của mình dưới đáy của bức hình.

Nói chung, khi bạn nhìn một bức hình chụp phong cảnh tuyệt đẹp được chụp bởi một ống kính góc rộng thì nó sẽ làm bạn cảm thấy như mình là một phần của bức ảnh. Ống kính standard và ống kính tele sẽ tuyệt vời khi muốn focus vào các chi tiết của khung cảnh, nhưng nó sẽ không phải là sự lựa chọn hay khi chụp một bức hình lớn toàn cảnh.

Hiệu ứng “Crop” của máy DSLR

Nếu bạn muốn chụp một bức ảnh phong cảnh, hãy xem việc lựa chọn một ống kính góc rộng cho máy DSLR của bạn là một điều then chốt. Điều này là do nhiều máy ảnh DSLR có yếu tố “Crop”, khi đó sẽ loại bỏ được nhiều phần của hình ảnh và tạo ra hiệu ứng zoom nhân tạo. Ví dụ như khi một ống kính 28mm là một ống kính góc khá rộng khi bạn gắn nó vào một máy ảnh SLR tiêu chuẩn phim. Tuy nhiên, cũng ống kính này nếu được gắn trên một máy ảnh DSLR thì sẽ giống như một ống kính 42mm - không còn góc rộng. Điều này có nghĩa là một ống kính góc rộng dành cho một máy ảnh DSLR phải có một góc rộng hơn rất nhiều. Thường thì các ống kính chụp phong cảnh tốt nhất cho một máy ảnh DSLR nằm trong khoảng 11mm đến 15mm (tương ứng từ 16.5mm đến 22.5mm với DLSR Crop.

Màu sắc và độ sâu của ảnh

Có một điều khá thú vị đó là màu sắc và độ sâu của bức ảnh phụ thuộc hoàn toàn vào ống kính mà bạn chọn, cho dù nó được gắn vào một thân máy như thế nào. Ví dụ, một ống kính rẻ tiền được lắp với thân Nikon D200 cao cấp thì cũng chỉ cho ra được những bức ảnh bình thường. Trong khi đó, nếu lắp một ống kính chất lượng cao vào một thân máy được xem là bình dân hơn như Nikon D40 thì vẫn cho hình ảnh tốt.
Vì chức năng của ống kính là tập trung hình ảnh vào bộ cảm biến của máy ảnh, cho nên thấu kính bên trong của ống kính là cực kỳ quan trọng. Điều đáng nói ở đây là ánh sáng không phải luôn luôn uốn cong chính xác vào cùng một cách giống nhau.

Những ống kính giá rẻ chỉ để cho ánh sáng đi qua và không điều chỉnh được chùm ánh sáng đi đúng và tập trung lại. Trong khi đó những ống kính đắt tiền được thiết kế đặc biệt để đảm bảo rằng hình ảnh được cảm biến ghi nhận trên máy ảnh một cách rõ ràng và sắc nét hoàn hảo. Chú ý, tránh mua những ống kit rẻ tiền đi kèm máy vì đa phần chúng chỉ cho chất lượng ảnh ở mức trung bình và độ bền cũng không được như mong muốn.

Nếu bạn thực sự muốn hình ảnh phong cảnh của bạn có ấn tượng mạnh, bạn cần phải đầu tư một ống kính tốt. Nếu bạn đã có một thân máy DSLR của Canon hay Nikon, thì việc chọn ống kính sẽ trở nên dễ dàng hơn để xác định: tên gọi ống kính của Canon chất lượng chuyên nghiệp thường gắn với chữ "L", trong khi tên gọi của các ống kính Nikon thường có các chữ cái "ED". Tìm một ống kính có chữ L hoặc ED, bạn sẽ biết rằng bạn đang nhận được một ống kính tuyệt vời.

Zoom vs. Prime?

Ống kính prime có chiều dài tiêu cự cố định nên không thể phóng to, thu nhỏ góc ngắm. Các thành phần của ống kính không di chuyển, điều này đã cho chất lượng quang học cao nhất mà bạn có thể có. Còn ống kính zoom, khoảng thay đổi tiêu cự càng lớn thì chất lượng ảnh lại càng giảm. Nhưng ngày nay, điều này đã không thành vấn đề. Chất lượng của ống kính zoom đã được cải thiện đáng kể, vì vậy mà những hình ảnh chụp bởi ống kính zoom rất khó để phân biệt với những hình ảnh chụp từ ống kính một tiêu cự.

Đó là lý do mà bạn sẽ thấy rằng hầu như tất cả các ống kính tốt nhất được lựa chọn giới thiệu sau đây đều thuộc loại ống kính zoom góc rộng. Bạn nên dùng loại ống kính zoom góc rộng hơn là ống kính tĩnh một tiêu cự, đơn giản chỉ vì các ống kính zoom sẽ làm giúp bạn linh hoạt trong việc phối cảnh. Bạn sẽ không mất nhiều thời gian di chuyển để lấy trọn quang cảnh trước mặt vào khung hình và cũng đỡ phải thay ống thường xuyên trong các trường hợp cần kíp.

Một vài gợi ý ống kính chụp ngoại cảnh

1. CANON: EF 17-40mm f/4L USM 

Không nghi ngờ gì nữa, bất cứ ai đã từng sử dụng máy DSLR của Canon đều biết đây là một ống kính zoom góc rộng đặc biệt. Chữ cái L xuất hiện trong tên của ống kính cho biết đây là một ống kính có chất lượng quan học tốt, và từ USM có nghĩa là độ focus cho bức ảnh rất nhanh và không gây nhiễu. Có một nhược điểm ở ống kính này đó là không có được góc rộng tuyệt đối cho độ mở ống kính. Nhưng nếu mục tiêu chính của bạn là sử dụng ống kính này để chụp ảnh phong cảnh, thì khẩu độ ở trong khoảng (f / 8 đến f/16) là điều rất bình thường, vì vậy khẩu độ tối đa ở đây không phải là một vấn đề lớn.

Giá tham khảo: 620 USD

Trọng lượng: 500g


2. NIKON: Tokina 12-24mm f/4 AT-X Pro DX AF 

Đây là một dòng ống kính được đánh giá rất “cừ”, bạn sẽ bị thuyết phục bởi sự cân đối giữa chất lượng và kinh phí. Với chất lượng ảnh nhận được giống nhau khi bạn thay thế ống kính Tokina này thành Nikon 12-24mm f/4G ED AF-S – thì đồng nghĩa với việc bạn phải trả một chí phí gấp đôi. Như vậy, những đánh giá dành cho ống kính Tokina này cũng đã được khẳng định (mặc dù có một số ít các quan điểm không đồng ý) rằng đây là một sự lựa chọn đúng đắn cho các tay máy muốn dùng ống kính Nikon để chụp phong cảnh. Tuy nhiên, nếu bạn dư dả về tài chính hơn một chút và muốn có được một ống kính quang tốt hơn thì hãy chọn Nikon 12-24mm.

Giá tham khảo: 500 USD

Trọng lượng: 570g


3. PENTAX: SMCP-DA 16-45mm f/4 ED-AL 

Đối với một mức giá khiêm tốn bạn vẫn có thể có được một ống kính cảnh quan đặc biệt với 16 SMCP-DA-45mm. Ống kính Pentax DA được thiết kế đặc biệt cho các kích thước của bộ cảm biến DSLR, bao gồm cả hệ thống tập trung nhanh Pentax cho phép bạn dễ dàng chuyển từ auto focus sang manual focus. Các ống kính zoom dạng này thường rộng hơn một chút so với những ống kính góc rộng vì nó mang đến cho bạn sự linh hoạt khi dùng chụp chân dung và chụp ảnh du lịch khác.

Giá tham khảo: 400 USD

Trọng lượng: 365g


4. OLYMPUS: Zuiko 11-22mm f/2.8-3.5 E-ED 

Với một ống kính quang học cao cấp và zoom góc rộng tốt thì Zuiko 11-22mm chắc chắn là ống kính chụp cảnh quan tốt nhất cho dòng máy DSLR Olympus. Ống kính được thiết kế để giảm thiểu biến dạng – hầu hết thường xảy ra đối với các ống kính zoom góc rộng. Vì sử dụng cảm biến 4/3 nên có hiện tượng crop 2x cho nên việc dùng một ống có góc siêu rộng như Zuiko 11-22mm f/2.8-3.5 E-ED là điều quan trọng đối với máy DSLR của Olympus.

Giá tham khảo: 650 USD

Trọng lượng: 485g

Thanh Thúy (Bài đăng trên Tạp chí XHTT - Sức Mạnh Số tháng 07 /2010)