Aug 19, 2007

Câu chuyện về người phụ nữ “ kỳ lạ “ ở đồng bằng sông Cửu Long với ánh sáng CNTT


Tại hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam 2007, ngày thứ hai 11/07, có ý kiến của một người đại biểu đã làm cho cả hội trường chăm chú lắng nghe và cảm động. Đó là ý kiến của chị Nguyễn Thị Phượng - chủ cơ sở tin học Ân Lập Nhẫn ở Tiền Giang.

Xuất thân từ hoàn cảnh gia đình khó khăn, chị Phượng đã quyết tâm nuôi dưỡng ước mơ trở thành một cô giáo dạy toán. Tốt nghiệp trường Đại học Sư Phạm, hơn hai mươi năm qua chị đã gắn bó cuộc đời mình với bục giảng. Và rồi càng ngày chị càng nhận thấy tầm quan trọng của lĩnh vực công nghệ thông tin trong cuộc sống nói chung và trong giảng dạy nói riêng. Vượt qua giới hạn về tuổi tác, chị Phượng lại tiếp tục theo học 4 năm tại trường Đại học Cần Thơ, chuyên ngành công nghệ thông tin. Học đến năm thứ hai (năm 2000), chị đã đứng ra thành lập một cơ sở dạy tin học tại quê nhà của mình. Năm 2002, chính thức cầm trong tay tấm bằng kĩ sư khoa công nghệ thông tin của trường Đại học Cần Thơ thì chị cũng đã bước qua tuổi 47. Thật là một ý chí đáng khâm phục. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, với mơ ước phổ cập tin học cho người dân quê mình, chị đã cầm cố tất cả nhà cửa ruộng vườn để phát triển cơ sở dạy tin học của mình. Trải qua bao khó khăn vất vả, 5 năm qua chị đã có được những thành công nhất định và ngày hôm nay trở thành đại biểu của hội thảo “Toàn cảnh CNTT- TT 2007”. Đến hội thảo lần này chị Phượng trăn trở với hai câu hỏi : “làm thế nào để phát triển CNTT cho những người ở vùng sâu vùng xa ở tỉnh tôi một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất?”, và “Tôi muốn thực hiện chương trình phổ cập tin học hoá cho người dân vùng sâu vùng xa ở quê tôi, (không chỉ với đối tượng học sinh sinh viên mà những người dân nói chung) tôi cần có một nguồn vốn, vậy tôi cần phải làm thế nào?”

Một căn nhà cấp 4 với diện tích 73m2 kê chật những máy tính, hoạt động từ sáng đến tối khuya. Hiện tại cơ cở tin học của chị chỉ có một mình chị là giáo viên chính thức đứng lớp, còn lại là nhờ sự giúp đỡ của chồng chị (anh Huỳnh Anh Dũng – giáo viên dạy Lý) và cậu con trai vừa tốt nghiệp đại học (hiện đã có việc làm) cùng một vài em học sinh học giỏi xuất sắc sau khi học xong mà chưa có việc làm được chị giữ lại để day lại cho các em học sinh khác. Mỗi lần máy móc hư hỏng, cả nhà cùng nhau sửa tới khuya, vì ở dây không biết tìm đâu ra thợ, nhiều khi bị hỏng nặng chỉ còn có cách gởi mua đồ về thay mà thôi.


Một gia đình hạnh phúc, nguồn kinh tế ổn định, ở tuổi xế chiều như chị còn mong gì hơn thế. Ấy vậy mà chị vẫn canh cánh bên lòng nỗi lo và tình thương học trò. Thấy các em ham học mà không có tiền, chị Phượng đã gửi thông báo đến các trường học về việc dạy miễn phí cho các em. Ở trường ghi danh rồi dắt các em đến lớp của chị. Hơn 5 năm rồi, hè nào chị cũng nhận gần 200 học viên, chưa kể các cán bộ và giáo viên trong xã. Sau mỗi khoá học chị lại đi đăng ký thi chứng chỉ A, B cho các em. Mà để có một tấm bằng giá trị và chất lượng, chị lặn lội lên tận Tp.HCM để đăng ký cho các em thi tại trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên. Rồi đến ngày thi, tối hôm ấy học sinh phải ngủ ở nhà chị, 3h sáng gọi các em dậy lo ăn sáng rồi thầy trò cùng nhau túi cơm túi sách vất vả gần 100 cây số để về Tp. HCM thi. Có lẽ trời không phụ lòng người, các học sinh ai cũng thương cô giáo cố gắng học tập nên đa số học sinh của chị đều đạt bằng khá và giỏi.

Chị Phượng mong muốn có một nhà đầu tư vốn cho chị để chị mở rộng thêm cơ sở tin học của mình cả về diện tích, qui mô cũng như giáo viên đứng lớp để đáp ứng nhu cầu học viên ngày một tăng.

Chị Phượng tâm sự “người dân quê tôi có những người không dám đụng đến chiếc máy vi tính, thậm chí có người sợ cả con chuột máy tính. Chính vì sự thiếu hiểu biết đó nên khi tiếp cận với thế giới CNTT thì nó lại trở thành con dao hai lưỡi. Có một em học sinh lên Mỹ Tho trọ học, tiếp cận với Internet mà không có sự hướng dẫn đúng đắn nên đã quá mê game rồi bỏ học, sinh ra trộm cáp điện thoại bán lấy tiền, và cuối cùng là con đường tù tội.”

Tại hội thảo, Tiến sĩ Mai Anh – Giám đốc trung tâm CNTT, Bộ Khoa học công nghệ - cho biết rằng theo Bộ Bưu chính Viễn Thông cả nước ta có hơn 7000 bưu điện văn hoá xã, tức là nơi có các đầu báo, sách vở và đường dây telephone, trong đó gần 4000 điểm này đã được kết nối internet. Biết là như vậy nhưng chị Phượng vẫn nhấn mạnh rằng phải làm sao để những người dân đến với CNTT, Internet không phải chỉ để chat, game mà còn để biết thông tin từ xã hội bằng những cái click chuột, để học tiếng Anh….

Chị Phượng mong muốn phát triển mô hình phổ cập tin học của mình không phải mục đích chính là kinh doanh mà chính là vì lương tâm của một người nhà giáo. Mặc dù chỉ là một cơ sở dạy tin học trong hẻm, nhưng chị đã tổ chức được những lớp dạy cho rất nhiều người ở nhiều độ tuổi và hoàn cảnh khác nhau. Có những học viên nhà cách xa hơn hai mươi cây số mà vẫn đi học đều đặn, thậm chí có em học sinh nhà ở tận Nông trường Tân Lập, cách chỗ học gần 40 cây số mà bố mẹ vẫn đạp xe để đưa con đến xin học. Hè nào chị cũng nhận những nhóm như vậy từ 20 đến 30 em.

Một căn nhà cấp 4 với diện tích 73m2 kê chật những máy tính, hoạt động từ sáng đến tối khuya. Hiện tại cơ cở tin học của chị chỉ có một mình chị là giáo viên chính thức đứng lớp, còn lại là nhờ sự giúp đỡ của chồng chị (anh Huỳnh Anh Dũng – giáo viên dạy Lý) và cậu con trai vừa tốt nghiệp đại học (hiện đã có việc làm) cùng một vài em học sinh học giỏi xuất sắc sau khi học xong mà chưa có việc làm được chị giữ lại để day lại cho các em học sinh khác. Mỗi lần máy móc hư hỏng, cả nhà cùng nhau sửa tới khuya, vì ở dây không biết tìm đâu ra thợ, nhiều khi bị hỏng nặng chỉ còn có cách gởi mua đồ về thay mà thôi.

Một gia đình hạnh phúc, nguồn kinh tế ổn định, ở tuổi xế chiều như chị còn mong gì hơn thế. Ấy vậy mà chị vẫn canh cánh bên lòng nỗi lo và tình thương học trò. Thấy các em ham học mà không có tiền, chị Phượng đã gửi thông báo đến các trường học về việc dạy miễn phí cho các em. Ở trường ghi danh rồi dắt các em đến lớp của chị. Hơn 5 năm rồi, hè nào chị cũng nhận gần 200 học viên, chưa kể các cán bộ và giáo viên trong xã. Sau mỗi khoá học chị lại đi đăng ký thi chứng chỉ A, B cho các em. Mà để có một tấm bằng giá trị và chất lượng, chị lặn lội lên tận Tp.HCM để đăng ký cho các em thi tại trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên. Rồi đến ngày thi, tối hôm ấy học sinh phải ngủ ở nhà chị, 3h sáng gọi các em dậy lo ăn sáng rồi thầy trò cùng nhau túi cơm túi sách vất vả gần 100 cây số để về Tp. HCM thi. Có lẽ trời không phụ lòng người, các học sinh ai cũng thương cô giáo cố gắng học tập nên đa số học sinh của chị đều đạt bằng khá và giỏi.

Cảm động trước tinh thần ham học hỏi của các em, chị càng thêm quyết tâm hơn nữa. Nhưng chỉ có tâm thôi không đủ, mà phải cần có vốn. Chị Phượng phát biểu rằng : “Theo các diễn giả vốn không quan trọng, vậy thì doanh nghiệp tìm nhà đầu tư hay nhà đầu tư tìm doanh nghiệp? Nếu doanh nghiệp tìm nhà đầu tư thì tôi phải làm cách nào để tiếp cận nhà đầu tư nhanh nhất và hiệu quả nhất, nếu nhà đầu tư tìm doanh nghiệp thì tôi là một địa chỉ đang rất cần các nhà đều tư tìm đến”.

Các vị đại biểu tại hội thảo tỏ ra rất là trân trọng ý kiến của chị Phượng, và các nhà đầu tư hứa là sẽ xem xét dự án của chị và sẽ đầu tư nếu như nó thật sự khả thi. Đặc biệt là ông MIGUEL PARDO DE ZELA Tham tán thương mại, Đại sứ Hoa Kì tại Việt Nam cảm động trước ý chí của chị nên sẽ sắp xếp cho chị một cuộc hẹn để bàn kĩ hơn về vấn đề này. Ông đã bắt tay chị thật chặt tại triễn lãm như một lời động viên cố gắng. Và chị Phượng đang hy vọng rất nhiều cho dự án của mình.

Mong rằng trong thời gian không xa nữa thì các chương trình “Internet cộng đồng” của Trung tâm khoa học công nghệ hay của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhằm đưa Internet về vùng sâu vùng xa sẽ nhanh chóng được nhân rộng. Và mô hình phổ cập tin học của chị Phượng cũng sẽ gặt hái được nhiều thành công. Bởi vì chúng ta phát triển CNTT không phải chỉ là giảm khoảng cách số giữa Việt Nam và các nước trên thế giới mà còn giảm khoảng cách số ngay giữa các vùng miền của nước ta.

Thanh Thúy (Bài đăng trên Tạp chí XHTT - Sức Mạnh Số tháng 08/2007)

No comments:

Post a Comment